Điều 27 Công ước luật biển năm 1982 quy định về quyền tài phán hình sự trên một tàu nước

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 71 - 72)

ngoài như sau:

“1. Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây:

a) Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển;

b) Nếu vị vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải;

c) Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương hoặc

d) Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích. 2. Khoản 1 không đụng chạm gì đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng mọi luật pháp mà luật trong nước mình qui định nhằm tiến hành các việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm ở trên con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời khỏi nội thủy.

3. Trong những trường hợp nêu ở các khoản 1 và 2, nếu thuyền trưởng yêu cầu, quốc gia ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại giao hay cho một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ và phải tạo điều kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tàu. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo này có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang được thi hành.

4. Khi xem xét có nên bắt giữ và các thể thức của việc bắt giữ, nhà đương cục địa phương cần phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải.

5. Trừ trường hợp áp dụng phần XII hay trong trường hợp có sự vi phạm các luật và quy định được định ra theo đúng phần V, quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào lãnh hải mà không đi vào nội thủy.”

 Theo đó, luật không có quy định quyền tài phàn hình sự của quốc gia ven biển đối với một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải; nhưng quốc gia ven biển có thể thực hiện quyền tài phán nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển; vụ vi phạm đó có tính chất phá hoại hòa bình, an ninh, trật tự của quốc gia ven biển; thuyền trưởng hay viên chức lãnh sự hoặc ngoại giao của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu; và biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay kích thích.

 Quốc gia ven biển có thể áp dụng mọi biện pháp mà luật trong nước mình quy định nhằm tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm đối với con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời khỏi

nội thủy. Ngược lại đối với một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu xuất phát từ một càng nước ngoài, đi vào lãnh hải mà không đi vào nội thủy thì quốc gia ven biển không can thiệp.

# Đối với tàu quân sự và các tàu khác của nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại:

- Về định nghĩa “tàu chiến” theo Điều 29 Công ước luật biển 1982: “Trong Công ước, tàu chiến là mọi tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài đặc trưng của các tàu thuyền quân sự thuộc quốc tịch nước đó; do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách các sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; và đoàn thủy thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.”

- Đối với tàu chiến không tuân thủ các luật và quy định của quốc gia ven biển (Điều 30 CƯ): “ Nếu một tàu chiến không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức.”

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 71 - 72)