VD: quan điểm trong tác phẩm “Tự do biển cả” của luật gia người Hà Lan Huggo Grotius (1609) tạo ra bước đột phá trong luật biển quốc tế.
3 quốc gia đầu tiên mở rộng vùng biển khởi điểm tranh chấp: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh Quan điểm: Biển cả phải để ngỏ cho tất cả các quốc gia
tập quán: nguyên tắc tự do biển cả, trao quyền lợi cho tất cả các quốc gia kể cả quốc gia không có biển.
Câu 17: Mối quan hệ giữa ĐƯQT và TQQT?
ĐƯQT và TQQT có mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau. Biểu hiện:
- Sự tồn tại của một ĐƯQT không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của TQQT tương đương về nội dung, mặc dù ĐƯQT có n~ ưu thế so với TQQT và nhiều trường hợp ĐƯQT có giá trị ưu thế hơn.
- TQQT có ý nghĩa là cơ sở để hình thành ĐƯQT và ngược lại.
- Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường ĐƯQT và cá biệt, cũng có thể có trường hợp ĐƯ bị thay đổi hay hủy bỏ bằng con đường tập quán pháp lý quốc tế.
VD: đối với trường hợp xuất hiện quy phạm jus cogens mới của LQT dưới dạng TQQT. - TQQT có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của ĐƯQT.
VD: hiệu lực của ĐƯQT với bên thứ ba, do việc viện dẫn quy phạm điều ước dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế.
Câu 18: Vì sao ĐƯQT lại có ưu thế hơn so với TQQT? Câu 19: So sánh ĐƯQT và TQQT?
* Giống nhau:
- Đều là thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. - Đều là nguồn cơ bản của LQT.
- Đều có giá trị pháp lý, buộc các chủ thể LQT tuân thủ khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.
* Khác nhau.
Tiêu chí Điều ước quốc tế Tập quán quốc tế
Thời điểm hình thành
Sau Trước, từ trung cổ
Cách thức
hình thành Do các chủ thể của LQT xác lập trên cơ sở thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi
- Thực tiễn xử sự được các chủ thể LQT sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong khoảng thời gian xác định đến một thời điểm mà các chủ thể tin tưởng xử sự đó là đúng.
- Từ thực tiễn quan hệ quốc tế.
- Từ thực tiễn thực hiện các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế.
- Thực tiễn thực hiện ĐƯQT của bên thứ 3.
- Từ nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.
- Từ một tiền lệ duy nhất.
- Học thuyết của các luật gia danh tiếng.
Thời gian
hình thành Nhanh Chậm hơn, tuy nhiên do sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia, đôi khi TQQT được hình thành nhanh hơn.
tồn tại bản, đôi khi là hình thức miệng. sự, hành vi nhất định.
Hình thức
thỏa thuận - Thỏa thuận chính thức, công khai, rõ ràng, minh bạch, dưới dạng văn bản (ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập)
- Ngấm ngầm, đồng ý, dưới dạng im lặng, ko phản đối
Hiệu lực Ngắn, dài, vô thời hạn Thường ổn định, lâu dài
Phạm vi điều chỉnh
- ĐƯQT đa phương toàn cầu hẹp, trong phạm vi các chủ thể tham gia ĐƯQT.
- TQQT đa phương, toàn cầu rộng, tất cả các quốc gia.
Nội dung - rõ ràng, cụ thể, xác định rõ quyền, nghĩa vụ của các chủ thể, rõ thời điểm có hiệu lực, chấm dứt hiệu lực (liên quan đến nguyên tắc pháp luật không có hiệu lực hồi tố).
Mang tính chất chung, thời điểm có hiệu lực, mất hiệu lực rất mơ hồ
Cơ sở pháp lý để xác lập và thỏa thuận
Được ký kết và thỏa thuận tuân theo các văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh việc ký kết và thực hiện ĐƯQT
Không có văn bản pháp lý quốc tế quy định việc xác lập, thực hiện.
Vai trò Có vai trò quan trọng hơn TQQT trong đời sống quốc tế, vì có nhiều ưu điểm, được sử dụng rộng rãi hơn.
Vai trò ít quan trọng hơn.
Câu 20: Phương tiện bổ trợ nguồn của LQT? 1/ Nguyên tắc pháp luật chung.
- Là các nguyên tắc pháp luật được cộng đồng quốc tế và LQG công nhận và sử dụng rộng rãi để điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế tương ứng của mình.
VD:
+ Nguyên tắc n~ người ngang hàng nhau không có quyền xét xử nhau. + Nguyên tắc không ai là quan tòa trong chính các vụ việc của mình.
+ Nguyên tắc không ai có thể chuyển giao số lượng quyền nhiều hơn số lượng quyền mà họ sở hữu. thực tiễn: Nguyên tắc n~ người ngang hàng nhau ko có quyền xét xử nhau
+ LQG: được sử dụng phổ biến trong Luật dân sự: tranh chấp trong lĩnh vực mua – bán người mua và người bán không ai có quyền xét xử ai.
+ LQT: tranh chấp phát sinh về chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sà và Trường Sa: TQ và VN ngang hàng nhau nên không có quyền xét xử nhau.
2/ Phán quyết của cơ quan tư pháp quốc tế (TA quốc tế, các cơ cấu tư pháp khác).
- Là nguồn bổ trợ quan trọng, góp phần giải thích, làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật quốc tế hoặc là cơ sở để xây dựng QP LQT, có tác động tích cực đến quan niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ pháp luật LQT đồng thời có tác dụng bổ sung nhất định n~ khiếm khuyết của LQT.
VD: 1953, tranh chấp giữa Anh và NaUy: TA công lý quốc tế phán quyết được cơ sở thẳng, thừa nhận biên giới biển của NaUy.
hình thành quy phạm pháp lý quốc tế trong luật biển, đường cơ sở thẳng là đường hợp pháp, các quốc gia có quyền sử dụng xác định biên giời biển của mình.
3/ Nghị quyết có tính khuyến nghị của tổ chức quốc tế liên chính phủ.
- Là cơ sở để xác định hoặc là nguồn để giải thích, làm sáng tỏ các QPPLQT. VD: Các nghị quyết của LHQ:
+ Nghị quyết trong khuôn khổ của Đại hội đồng LHQ: thường mang tính khuyến nghị, trong tình huống đó nên xử sự thế nào.
+ Nghị quyết lên án chủ nghĩa đế quốc thực dân ai duy trì chủ nghĩa đế quốc thực dân cũ là tội ác QT.
+ Nghị quyết cấm tàng trữ, cung cấp, truyền bá vũ khí hạt nhân nguyên tử Công ước NPT ngăn ngừa, hạn chế quá trình sản xuất, truyền bá vũ khí hạt nhân nguyên tử 1969.
4/ Học thuyết của các học giả nổi tiếng.
- Là cơ sở xây dựng các nguyên tắc, các QP của LQT, là công cụ để giải thích, làm sáng tỏ nội dung của các quy phạm LQT.
VD: học thuyết “Tự do biển cả” của Huggo Grotius đã góp phần xây dựng nguyên tắc tự do biển cả trong luật biển quốc tế.
Thế kỷ 19, học thuyết biển kín (biển đóng) của Gere (Anh), đã góp phần xây dựng nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong vùng biển của mình trong vùng nội thủy, quốc gia có chủ quyền, vùng biển là một bộ phận không thể thiếu trong lãnh thổ quốc gia.
5/ Hành vi pháp lý đơn phương.
- Là các hành vi thể hiện ý chí của quốc gia liên quan đến vấn đề, sự kiện, quan hệ quốc tế nhằm mục đích tạo ra các hệ quả pháp lý quốc tế nhất định của chủ thể thực hiện hành vi pháp lý đơn phương.
- Hành vi này bao gồm: hành vi phản đối, cam kết, từ bỏ, công nhận
+ Công nhận: là hành vi thể hiện một cách minh thị hay mặc thị ý định xác nhận một tình hình hoặc
yêu cầu nào đó là phù hợp với pl.
VD: hành vi công nhận Đông Timo là quốc gia độc lập, có chủ quyền tạo quan hệ pháp lý quốc tế giữa VN và Đông Timo.
+ Cam kết: là hành vi tạo ra các nghĩa vụ mới bằng cách thức đơn phương chấp nhận ràng buộc với
một nghĩa vụ pháp lý quốc tế vì quyền lợi của chủ thể khác.
VD: Tuyên bố của chính phủ Ai Cập 1957 về việc cho tàu thuyền qua lại tự do trên kênh đạo Xuy Ê.
+ Phản đối: là cách thức để quốc gia thể hiện ý chí không công nhận một hoàn cảnh, một yêu cầu
hoặc một thái độ xử sự của chủ thể khác. Chủ thể thực hiện hành vi muốn thông qua phương thức này hoặc để đảm bảo các quyền hạn bị đe dọa hay bị xâm hại của mình, hoặc để chống lại cách suy diễn thái độ im lặng với nghĩa đồng ý hay với nghĩa từ bỏ quyền của một chủ thể trong quan hệ quốc tế. Hành vi phản đối phải được bày tỏ minh thị và phải có hiệu lực pl do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quan hệ quốc tế thực hiện.
VD: VN đưa ra tuyên bố phản đối nghị quyết của Hạ Viện Hoa Kỳ liên quan đến quyền con người của VN yêu cầu hạ viện hòa kỳ bác bỏ nghị quyết.
VN đưa ra tuyên bố phản đối TQ xác lập khu du lịch tại quân đảo Hoàng Sa, coi tuyên bố của TQ xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của VN.
+ Từ bỏ: là hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể tự nguyện từ bỏ các quyền hạn nhất định. Kết
quả của hành vi này là việc chấm dứt các quyền của chủ thể LQT đối với một đối tượng hay lĩnh vực nào đó và bắt buộc phải thực hiện hành vi từ bỏ một cách minh thị, công khai để ko gây ra sự nghi ngờ.
Câu 21: Vấn đề pháp điển hóa LQT?
Pháp điển hóa LQT được hiểu là việc hệ thống hóa các quy phạm LQT do các chủ thể LQT thực hiện ko chỉ với mục đích sắp xếp các quy phạm của LQT hiện hành vào một hệ thồng phù hợp mà còn nhằm diễn đạt rõ ràng, cụ thể hơn hệ thống quy phạm đó hoặc thể hiện các TQQT dưới hình thức ĐƯQT.
* Pháp điển hóa chính thức.
- Là cách thức thực hiện thông qua ĐƯQT, là loại hình pháp điển hóa duy nhất có hiệu lực ràng buộc các quốc gia.
- Cơ quan có vài trò trong việc pháp điển hóa LQT: LHQ với cơ quan chuyên ngành là Ủy ban LQT. Ngoài ra còn có Ủy ban LHQ về quyền con người, UB về sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình, các tổ chức quốc tế chuyên môn (ICAO, IMO) và tổ chức quốc tế khác ngoài hệ thồng LHQ.
- Trình tự tiến hành:
+ Sau khi thông qua đề tại pháp điển hóa, UB LQT của LHQ sẽ chỉ định báo cáo viên của mình để chuẩn bị các tham luận và các dự thảo sẽ đưa ra thảo luận tại UB.
+ Trình dự thảo đã được thông qua cho các quốc gia để họ đưa ra nhận xét, đánh giá độc lập.
+ UB chỉnh sửa dựa trên n~ đánh giá của các quốc gia và đệ trình dự thảo đã chỉnh sửa lên Đại hội đồng LHQ.
- Được thực hiện bởi các học giả, các viện nghiên cứu của quốc gia, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức xã hội trong nước.
- Cơ quan có vài trò lớn: Hiệp hội LQT, Viện LQT.
Câu 22: Mối quan hệ giữa các nguồn của LQT? 1/ ĐƯQT và TQQT.
2/ Nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ.