Có tính thực chất: được hưởng quyền như công dân nước sở tại.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 51 - 52)

VD: Che – biểu tượng của thế hệ trẻ thế giới, không phân biệt hệ tư tưởng, người Aghentina, có công với CM CuBa, là một trong 4 tư lệnh  được công nhận là công dân CuBa, được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân CuBa.

3/ Mất quốc tịch.* Thôi quốc tịch. * Thôi quốc tịch.

- Quốc tịch của một người mất đi khi họ xin thôi quốc tịch theo ý chí và nguyện vọng cá nhân. - Trường hợp này, đương sự phải làm đơn xin thôi quốc tịch gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Điều kiện chủ yếu để xin thôi quốc tịch:

+ Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính cho quốc gia mà họ xin thôi quốc tịch.

+ Không phải thi hành các phán quyết dân sự;

+ Không bị truy tố hình sự trong thời gian xin thôi quốc tịch.

- Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho thôi quốc tịch, đương sự sẽ không còn là công dân của quốc gia đó nữa.

* Tước quốc tịch.

- Hành vi tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt của nhà nước, áp dụng đối với công dân nước mình, khi họ có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật của quốc gia mà họ mang quốc tịch. Thông thường, do họ phạm n~ tội có tính chất phản quốc hoặc có hành động không xứng đáng với danh hiệu công dân quốc gia nữa.

 một biện pháp trừng phạt của nhà nước.

* Đương nhiên mất quốc tịch.

Do hoàn cảnh khách quan như: cá nhân tham gia quân đội quốc gia khác, xin gia nhập quốc tịch nước ngoài,…

Mang tính chất tự động chấm dứt quốc tịch.

* Trường hợp cá nhân chết đi.

Quan hệ pháp luật quốc tịch giữa cá nhân và nhà nước chấm dứt khi cá nhân đó chết đi, vì có quốc tịch là quyền nhân thân không thể chuyển dịch cho chủ thể khác.

Câu 4: Các trường hợp ngoại lệ về quốc tịch cá nhân? 1/ Người hai quốc tịch.

- Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân cả hai quốc gia. Là tình trạng pháp lý gây khó khăn cho thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư, gây phức tạp cho quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong các vấn đề về dân cư.

- Người mang hai quốc tịch là nguyên nhân gây ra trở ngại trong việc các nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân, đồng thời người hai quốc tịch cũng không có khả năng thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ công dân của họ đối với hai quốc gia mà họ mang quốc tịch.

- Nguyên nhân của tình trạng này:

+ Do sự quy định khác nhau về các vấn đề quốc tịch trong pl các nước;

+ Do n~ thay đổi về điều kiện thực tế của cá nhân, VD: một người đã có quốc tịch của một quốc gia mới nhưng vẫn chưa từ bỏ quốc tịch cũ.

+ Do hưởng quốc tịch mới từ việc kết hôn với người nước ngoài hoặc được làm con nuôi người nước ngoài,…

- Trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế, các vấn đề phát sinh từ tình trạng người 2 quốc tịch thương được các quốc gia áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu hay nguyên tắc một quốc tịch trong pháp luật quốc gia để giải quyết.

- Theo các ĐƯQT hữu quan, n~ người có hai hoặc nhiều quốc tịch có quyền tự do lựa chọn quốc tịch của một trong các nước tham gia ĐƯQT, trong trường hợp không lựa chọn được quốc tịch thì họ được coi là công dân của nước nơi họ cư trú thường xuyên.

2/ Người không có quốc tịch.

- Là tình trạng pháp lý của một cá nhân không có quốc tịch của một nước nào. - Hiện tượng không quốc tịch xuất hiện trong các trường hợp:

+ Có sự xung đột pl của các nước về vấn đề quốc tịch.

+ Khi một người đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa có quốc tịch mới;

+ Khi trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng riêng biệt nguyên tắc quyền huyết thống mà cha mẹ là người không có quốc tịch.

- Địa vị pháp lý của người không quốc tịch bị hạn chế nhiều so với công dân nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài. Họ không được hưởng các quyền mà các bộ phận khác của dân cư được hưởng trên cơ sở ĐƯQT giữa các quốc gia hữu quan. Họ cũng không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kỳ nước nào.

- Để khắc phục và hạn chế tình trạng người không quốc tịch, công đồng quốc tế đã ký kết một số ĐƯQT về bảo đảm cho quyền lợi của người không quốc tịch với tư cách các quyền con người cơ bản trong xã hội và đời sống quốc tế.

Câu 5: Vấn đề xác lập quốc tịch của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước ở Việt Nam?

Luật quốc tịch VN 2008 quy định:

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w