0
Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

GIỮ GÌN HÒA BÌNH VÀ AN NINH QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG HỎI ĐÁP MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ ĐẠI HỌC LUẬT NĂM 2012 (Trang 115 -127 )

- TCQT: Là chủ thể LQT, trc tiên và chủ yếu là các qgia.

GIỮ GÌN HÒA BÌNH VÀ AN NINH QUỐC TẾ

Câu 1: ĐN, đặc điểm, ng/tắc và nguồn luật điều chỉnh?

1. ĐN: Giữ gìn hb và an ninh QT là hđ của các chủ thể LQT, đc t/h dưới hình thức riêng lẻ hoặc tập thể nhằm duy trì hb và an ninh của mỗi qgia cũng như của toàn thể cộng đồng QT. Qua đó, góp phần tăng cường hợp tác toàn diện giữa các chủ thể LQT vs nhau.

VD: Nghị quyết trừng phạt Iran cgây chiến tranh ở Cooet của LHQ (1991)  tập thể 2. Đặc điểm:

* Chủ thể tiến hành các hđ gìn giữ hb và an ninh QT: Phải là chủ thể LQT trên bình diện quan hệ pháp lý QT

* Hình thức giữ gìn hb và an ninh QT: Ht t/h các hđ giữ gìn hb và an ninh QT đc thể hiện ở dạng hành động hoặc k hành động

VD: Ng/tắc cấm dùng vũ lực (k hành động), ng/tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp QT (hành động)…

* Biện pháp giữ gìn hb và an ninh QT: Bao gồm rất nhiều các BP thể hiện nội dung giải quyết rất đa dạng và phong phú nhằm mục đích duy trì và bảo vệ hb và an ninh QT. Cụ thể bao gồm các BP sau đây:

- K sd vũ lực và đe dọa sd vũ lực trong quan hệ QT - Giải quyết các TCQT bằng biện pháp hòa bình - Củng cố, xây dựng lòng tin trong quan hệ QT - Giải trừ quân bị đối vs các lực lượng vũ trang - Hạn chế chạy đua vũ trang giữa các qgia

- Hợp tác QT đấu tranh phòng chống tội phạm QT

* Cơ sở pháp lý của hđ giữ gìn hb và an ninh QT: Là các ĐƯQT và TQQT có liên quan nhằm mục đích gìn giữ hb và an ninh toàn cầu, khu vực cũng như trong mỗi qgia.

3. Các ng/tắc:

HĐ giữ gìn hb và an ninh QT phải đc t/h dựa trên hệ thống các ng/tắc cơ bản của LQT, đặc biệt là các nt cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ QT, nt giải quyết hb các tranh chấp QT, nt k can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tuy vậy, hđ giữ gìn hb và an ninh QT chỉ đạt đc hiệu quả cao nếu đc t/h dựa trên nt chuyên biệt của nó: Nt an ninh k chia cắt và nt an ninh bình đẳng.

* Nt an ninh k chia cắt:

Trong TG đương đại, các qgia đều tồn tại trong mqh phụ thuộc lẫn nhau. Tồn tại trong xu thế ngày càng gia tăng sự phụ thuộc giữa các qgia là 1 đặc điểm tác động đến quá trình pt của các qgia trong đk toàn cầu hóa, thông qua sự liên kết của KT tri thức và thống nhất thị trường TG.

Tiếp cận vs quan hệ QT từ góc độ này, yêu cầu của thế giới không chia cắt đòi hỏi phải có một nền an ninh chung, theo đó, an ninh của mỗi quốc gia ngày nay đều phụ thuộc vào an ninh của mọi quốc gia.

An ninh quốc tế hiện nay xuất phát từ quan điểm đúng đắn rằng, không thể xây dựng an ninh của một nhóm quốc gia hay của một quốc gia mà bỏ qua an ninh của các quốc gia khác và của cả cộng đồng quốc tế. Điều này không dẫn đến loại bỏ nhu cầu an ninh của một quốc gia vì mỗi qgia luôn là thực thể độc lập, có chủ quyền nên đều có quyền thiết lập nền an ninh riêng biệt của mình. Nền an ninh riêng của một quốc gia có liên quan đến một vấn đề rất quan trọng đó là thực hiện quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia. Phạm vi của việc t/h quyền tự vệ hợp pháp đã đc giới hạn tại Đ51 HC LHQ, trong đó khẳng định quyền của mỗi qgia đc sd lực lượng vũ trang để đánh trả hvi xâm phạm hb và an ninh của mình. Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh chung cho toàn thế giới, an ninh của mỗi quốc gia cần được giữ ở mức độ cần thiết, phù hợp giữa an ninh riêng và an ninh chung của cả cộng đồng quốc tế. Việc 1 qgia có quyền tự vệ hợp pháp nhưng phải tương xứng vs mức độ tấn công từ phía đối phương và hoàn toàn có thể tiến hành theo hình thức đơn lẻ hoặc tập thể.

Ngoài ra để tránh chạy đua vũ trang, mỗi quốc gia chỉ cần xây dựng lực lượng vũ trang và trang bị vũ khí ở mức độ vừa đủ, cần thiết cho phòng thủ đất nước.

VD: VN và 2 nước Đông Dương còn lại: An ninh của VN – vs tư cách là qgia độc lập, có liên quan đến an ninh của toàn bộ khối ASEAN và liên quan đến an ninh toàn cầu. bất kỳ hđ mất an ninh nào tại ĐNA đều ảnh hưởng đến an ninh khu vực và đe dọa an ninh toàn cầu.

Để bảo đảm an ninh chung của cả cộng đồng quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng sự cân bằng về quân sự trong phạm vi khu vực và trên toàn thế giới. Hiến chương LHQ xác định nghĩa vụ của các quốc gia là phải kiềm chế, không chạy đua vũ trang. Trong quan hệ song phương, quan hệ khu vực và toàn cầu, từng quốc gia phải luôn tính đến an ninh của quốc gia khác. Mặt khác, an ninh của các quốc gia đều phải được bảo đảm như nhau, không một quốc gia hay một nhóm quốc gia nào có quyền tìm mọi cách để tạo ra ưu thế về an ninh cho mình trước các quốc gia khác trong khu vực và trong cả cộng đồng quốc tế.

VD: Châu Âu thời kỳ trước và sau chiến tranh lạnh:

Trc CT lạnh: Cân bằng lực lượng quân sự giữa 2 khối quân sự NATO và Vacxava. Bất kỳ sự chạy đua vũ trang nào của 1 khối cũng kéo theo sự chạy đua của khối còn lại

Sau CT lạnh: Chạy đua vũ trang giữa NATO và Nga. NATO mở rộng phạm vi ra phía đông, Nga đáp lại bằng BP cụ thể để cân bằng lực lượng.

2008, NATO đặt căn cứ tên lửa trên lãnh thổ CH Sec và trạm rada ngăn cản tên lửa ở Ba Lan. Ngay lập tức, Nga đặt trạm tên lửa xuyên lục địa có đầu đạn hạt nhân ở Leningrat (gần lãnh thổ Ba Lan và CH Sec).

4. Nguồn luật điều chỉnh:

Pháp luật được coi là phương tiện hữu hiệu nhất trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế. Luật điều chỉnh chủ yếu bao gồm: các điều ước quốc tế toàn cầu, khu vực, đa phương, song phương, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến lĩnh vực này.

* Hiến chương LHQ là điều ước quốc tế phổ cập có vai trò quan trọng nhất, đặt cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống luật nói chung, cho giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế nói riêng.

Ở phạm vi toàn cầu, ngoài Hiến chương LHQ còn có các điều ước quốc tế trong lĩnh vực giải trừ quân bị như: Công ước về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ vũ khí vi trùng, vũ khí độc hại và phá hủy chúng năm 1972, có hiệu lực ngày 26/3/1975; Hiệp ước về cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ trụ và dưới nước năm 1963, HƯ k phổ biến vũ khí hạt nhân 1968...

* Ở phạm vi khu vực có điều ước của các tổ chức quốc tế khu vực: Hiệp ước về cấm vũ khí nguyên tử ở châu Mỹ Latinh năm 1967; Hiệp ước về Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân năm 1995; HƯ về Châu Phi k có vũ khí hạt nhân 1996…

* Trong quan hệ song phương, có các điều ước quốc tế về hòa bình và hữu nghị , được ký kết giữa các quốc gia láng giềng hoặc giữa các quốc gia tuy ở cách xa nhau về địa lý nhưng là bạn bè và đối tác tin cậy của nhau. Ngoài ram còn có các ĐƯQT có ý nghĩa quan trọng của quá trình giải trừ quân bị, đc ký kết giữa các cường quốc quân sự hàng đầu TG. VD: HƯ Nga – Mỹ về tiếp tục giảm và hạn chế vũ khí tiến công chiến lược năm 1993…

Ngoài các điều ước song phương và đa phương, toàn cầu và khu vực, trực tiếp điều chỉnh các vấn đề giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, các nghị quyết quan trọng của Liên Hợp quốc mang tính khuyến nghị bổ sung cũng được coi là phương tiện bổ trợ nguồn trong lĩnh vực này. Nội dung cơ bản của các nghị quyết này là sự cần thiết phải thiết lập hệ thống quan hệ QT vs tổ chức bộ máy có đầy đủ khả năng bảo đảm cho 1 TG k có chiến tranh, hb và an ninh bền vững.

VD: NQ 5/12/1986 về thiết lập hệ thống hb và an ninh toàn cầu; NQ 7/12/1988 Quan điểm tổng thể về củng cố hb và an ninh QT phù hợp vs HC LHQ…

Câu 2: ĐN, đặc điểm và hình thức của an ninh tập thể?

1. ĐN: An ninh tập thể là hệ thống các BP chung của toàn thể cộng đồng T hoặc của 1 nhóm các qgia đc các chủ thể có thẩm quyền áp dụng nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc loại trừ mối đe dọa hb và an ninh QT cũng như chặn đứng các hvi tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc các hvi phá hoại hb và an ninh QT khác.

VD: Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) có trên 50 qgia mem, duy trì hb và an ninh ở C.Âu. Khi có nguy cơ đe dọa, có thể t/h các BP nhừm ngăn chặn.

Nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Bancang do xung đột sắc tộc ở đây  OSCE đã t/h các BP ngăn cản để bảo vệ hb C.Âu

2. Đặc điểm:

- Hệ thống an ninh tt phải đc thành lập trên cơ sở ĐƯQT hữu quan VD:

+ “ Liên minh Châu Phi (AU) – HC thành lập AU

+ OSCE xây dựng dựa trên Định ước Henxenki 1975 tại Hội nghị hợp tác và an ninh Châu Âu (HN này đc nâng lên thành tổ chức OSCE sau khi có Định ước).

- Thành viên của hệ thống an ninh tt chủ yếu là qgia độc lập, có chủ quyền bởi hệ thống an ninh tt chủ yếu sd sức mạnh vũ trang, chỉ có qgia mới có đủ lực lượng vũ trang, quân đội riêng và đầy đủ các thành phần.

VD: Quân đội LHQ là quân đội của các qgia mem…

- Hđ của hệ thống an ninh tt chỉ đc triển khai trong khuôn khổ của tổ chức QT có liên quan, phù hợp vs hệ thống an ninh toàn cầu và phù hợp vs HC LHQ).

VD: Hệ thống an ninh tt của AU chỉ đc hđ ở Châu Phi, OSCE chỉ đc triển khai lực lượng ở lục địa Châu Âu…

- Qgia mem của hệ thống an ninh tt có nghĩa vụ trợ giúp các mem khác trong t/hợp các mem này bị tấn công vũ trang từ phía qgia t3.

3. Các hình thức an ninh tt:

LQT phân chia hệ thống an ninh tt thành 2 loại là an ninh toàn cầu và an ninh khu vực. a. An ninh toàn cầu:

* Hệ thống giữ gìn hòa bình và an ninh QT theo HC LHQ:

Lời nói đầu của HC LHQ đã xác định rõ cơ sở của hb TG là loại trừ war; tin tưởng vào n~ quyền cơ bản của con ng; nâng cao ý nghĩa của LQT; thúc đẩy tiến bộ XH và nâng cao đk sống trong 1 nền tự do rộng rãi hơn. Để đạt đc mục đích này, cần t/h 3 đk cơ bản là: Thể hiện tính kiềm chế và cùng nhau chung sống trong hb trên tinh thần láng giềng thân thiện; cùng chung sức để giữ tìn hb và an ninh QT; bảo đảm áp dụng n~ ng/tắc và xác định n~ phương pháp sao cho lực lượng vũ trang chỉ đc sd vào lợi ích chung của toàn nhân loại.

Theo qđ của HC LHQ, nhiệm vụ giữ gìn hb và an ninh QT đc bảo đảm t/h thông qua ĐHĐ và HĐBA.

- ĐHĐ LHQ có thể xem xét n~ ng/tắc hợp tác chung về giữ gìn hb và an ninh QT, trong đó có nt giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang và đưa ra n~ kiến nghị cho các mem LHQ hay HĐBA. ĐHĐ cũng có thể lưu ý HĐBA về n~ tình thế có khả năng làm nguy hại cho hb và an ninh QT.

Trong hơn 50 năm ua, ĐHĐ đã thông qua nhiều nghị quyết và tuyên bố nhằm nâng cao hiệu quả của mình trong việc giữ tìn hb và an ninh TG: Tuyên bố 1970 về tăng cường an ninh QT; Tuyên bố 1988 về ngăn ngừa và loại trừ tranh chấp và tình thế có thể đe dọa hb, an ninh QT và vai trò của LHQ trong lĩnh vực này; Nghị quyết 3314 năm 1974 về định nghĩa xâm lược…

- HĐBA là cq giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn hb và an ninh QT. Để làm đc nhiệm vụ này, HĐBA có thẩm quyền xác định đâu là nguyên nhân đe dọa hb và an ninh QT, đề ra n~ BP thích hợp để bảo vệ hb. Đây là c duy nhất của LHQ có quyền tiến hành các hđ, áp dụng các BP cưỡng chế nhân danh LHQ, kể cả việc sd lực lượng vũ trang liên quân của các nước mem LHQ. Tuy nhiên, việc sd llvt như vậy chỉ đc tiến hành trong t/hợp có sự đe dọa hb, phá hoại hb hoặc có hvi xâm lược, nhằm duy trì hoặc khôi phục hb và an ninh QT k ngoài mục đích chung của cả cộng đồng; đồng thời, chỉ đc sd trong n~ t/hợp đặc biệt khi các BP khác là k thích hợp hoặc đã mất hiệu lực và phải phù hợp vs HC. Theo yêu cầu của HĐBA, các nước mem có nghĩa vụ cung cấp cho HĐBA llvt, sự giúp đỡ và mọi phương tiện phục vụ cần thiết khác, kể cả cho quân đội LHQ qua lãnh thổ của mình, thông qua các hiệp định đặc biệt đc ký kết giữa HĐBA vs các mem LHQ.

Cq tư vấn và giúp việc cho HĐBA về thành lập và sd llvt là Hội đồng tham mưu quân sự, gồm tham mưu trưởng của các nước ủy viên thường trực HĐBA.

Ngoài các hđ trên, trong n~ năm qua, vai trò giữ gìn hb và an ninh QT của HĐBA còn đc thể hiện rõ nét trong hđ chống khủng bố QT. HDDBA đã ra nghị quyết thành lập UB chống khủng bố trực thuộc HĐBA. UB này có vai trò điều phối quá trình t/h các hđ chống khủng bố tại các qgia mem và tăng cường năng lực của các qgia mem trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhằm t/h chức năng này, các qgia mem có trách nhiệm cung cấp thông tin qua các bản báo cáo cho UB. Trên cơ sở thông tin mà các mem cung cấp, UB sẽ có kế hoạch hỗ trợ hoặc giúp đỡ. UB còn thúc đẩy việc phê chuẩn các CƯ về chống tội phạm xuyên qgia, chống khủng bố, thúc đẩy hợp tác QT vs các tổ chức QT và khu vực.

Vai trò giữ gìn hb của HĐBA còn thể hiện ở việc thành lập và hđ của các TA xét xử tội phạm war. Với n~ ng đưa ra các quyết định trái PL QT và lợi ích của các qgia (n~ ng lãnh đạo hay các tổ chức chính trị, tôn giáo…), gây hậu quả đe dọa hb, an ninh TG và cuộc sống của thường dân thì cần buộc họ

phải chịu tn pháp lý cá nhân. HĐBA đã lập ra 2 TA ad hoc tại Nam Tư cũ (1993) và Ruanđa (1994) để xét xử n~ tội phạm war gây ra 2 cuộc chiến đẫm máu tại 2 qgia này. Cả 2 TA có chung công tố viên và HĐ phúc thẩm. Các thẩm phán của 2 tòa đều do ĐHĐ LHQ bầu ra, trên cơ sở list đã đc HĐBA trình lên. Riêng TA hình sự QT (thành lập theo Quy chế đc thông qua tại Rome năm 1998, có hiệu lực năm 2002), mặc dù là cq độc lập, thường trực và k thuộc 1 tổ chức chính trị nào, kể cả HĐBA nhưng hđ của TA này vẫn thể hiện vai trò quan trọng của HĐBA, đặc biệt là vấn đề liên uan đến thẩm quyền của HĐ trong việc bảo vệ hb và an ninh QT. Cụ thể, nếu nhận thấy có sự đe dọa, phá hoại hb hoặc có hvi xâm lược thì

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG HỎI ĐÁP MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ ĐẠI HỌC LUẬT NĂM 2012 (Trang 115 -127 )

×