Kiến nghị phƣơng thức đảm bảo thực thi và hoạt động hiệu quả

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 88)

Thách thức thứ năm: nhìn chung hệ thống pháp luật và tổ chức bộ máy nhà nước trong mỗi quốc gia thành viên chưa hoàn thiện, nhận thức và quan niệm về quyền con người tại các quốc gia ASEAN chưa cao sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo thực thi quyền công dân và quyền con người trong các quốc gia.

Bộ máy tổ chức cồng kềnh, tệ nạn quan liêu trình độ cán bộ còn yếu, người dân thì còn chưa biết tự bảo vệ mình trước các vi phạm quyền con người. Tất cả những vấn đề này đều tác động tới tình hình chung trong việc bảo vệ quyền con người trong khu vực.

Thách thức thứ sáu: AICHR là một cơ quan liên chính phủ do đó không thể có chủ quyền cao hơn các nước thành viên. Bên cạnh đó, tuy ASEAN đã có Hiến chương, đang xây dựng Cộng đồng và đã trở thành một tổ chức có ràng buộc về mặt pháp lý nhưng ASEAN vẫn tiếp tục coi trọng tham vấn để đi tới đồng thuận, tránh chỉ trích thẳng lẫn nhau, sẽ trao đổi riêng với nhau một cách không chính thức trong những vấn đề nhạy cảm và thúc đẩy hợp tác về hình thức trước, rồi nội dung sau. Do đó việc chấp nhận một cơ quan nhân quyền cao hơn trong việc bảo vệ giá trị chung như nhân quyền là một vấn đề khó khăn.

Các thách thức đó dẫn tới một việc, để sự đồng thuận cao nhất có được của các nước ASEAN về nhân quyền có những hoạt động thiết thực trong thực tế cần có những phương thức đảm bảo thực thi cho cơ quan này.

3.3. Kiến nghị phƣơng thức đảm bảo thực thi và hoạt động hiệu quả cho AICHR AICHR

AICHR là một cơ quan mới được thông qua quy chế tổ chức và hoạt động và theo lộ trình cơ quan này sẽ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 12

năm 2009. Do vậy việc đầu tiên là phải công bố rộng rãi sự ra đời của cơ quan này cũng như những tôn chỉ mục đích hoạt động của nó. Người dân ASEAN hiện nay mặc dù quan tâm đến vấn đề nhân quyền tuy nhiên chưa biết cách để tự bảo vệ mình càng chưa thể biết có sự tồn tại của một cơ quan như AICHR. Do vậy, việc công bố rộng rãi cơ cấu tổ chức và hoạt động của AICHR là rất cần thiết.

Tiếp theo đó là triển khai những hoạt động thực tế để thực hiện những chức năng nhiệm vụ như việc:

- Nghiên cứu tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục con người; - Tiến hành nghiên cứu về quyền con người;

- Xây dựng, nâng cao nhận thức cũng như năng lực cho người dân ASEAN về bảo vệ chính mình;

- Cung cấp diễn đàn đối thoại cho các chủ đề nhân quyền;

- Tư vấn trợ giúp kỹ thuật, tổ chức hội thảo phổ biến thông tin cũng như phúc đáp những vấn đề liên quan đến quyền con người.

Một nhiệm vụ khác cũng được quy định rất rõ trong TOR là soạn thảo một Tuyên ngôn về nhân quyền của ASEAN nhằm thiết lập một quy định khung về hợp tác nhân quyền thông qua các Hiệp định và các hình thức khác liên quan đến quyền con người. Đây là một nhiệm vụ cần tiến hành sớm vì Tuyên ngôn sẽ là cơ sở pháp lý cho các quốc gia thành viên trong việc ký kết các Hiệp định hợp tác về nhân quyền.

Để có các báo cáo sát thực về tình hình nhân quyền tại các quốc gia, AICHR phải cử báo cáo viên hay thành lập các nhóm công tác đến điều tra tình hình. Mặc dù, các báo cáo không có giá trị pháp lý tuy nhiên việc xác minh được thông tin chính xác giúp ASEAN nắm được tình hình nhân quyền của khu vực từ đó có thể có những họp bàn để tìm cách giải quyết, tháo gỡ vấn đề.

Mặc dù, hoạt động của AICHR là vô cùng quan trọng nhưng nó không thể thay thế hoạt động của CQNQ quốc gia. Quyền con người có được thực thi trong thực tế hay không phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia. Do vậy, để AICHR hoạt động tốt cần có sự phối hợp với CQNQ các quốc gia. Hiện tại, mặc dù tất cả các quốc gia đều bày tỏ mong muốn hợp tác để bảo vệ nhân quyền tuy nhiên trên thực tế mức độ tham gia vào việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của các quốc gia rất khác nhau. Thậm chí có những quốc gia hiện nay đang bị các tổ chức nhân quyền trên thế giới lên tiếng phản đối mạnh mẽ về những vi phạm quyền con người nghiêm trọng như Myanma hay Philipin. Ngay như trước thềm Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 42 các quốc gia ASEAN cũng đã có những nhân nhượng đối với Myanma trong việc thoả thuận lại những điều khoản trong TOR.

Ngoài ra, để hoạt động của AICHR có hiệu quả thì cơ quan này còn phải tiến hành một số hành động như sau:

- Các nước thành viên tìm kiếm và bổ nhiệm những chuyên gia giỏi vào làm việc trong AICHR và người này phải có những hoạt động độc lập nhất định trong công việc của mình nhằm đảm bảo tính minh bạch.

- Có sự tham gia đóng góp ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các cơ chế khác liên quan đến vấn đề nhân quyền để giúp AICHR có cái nhìn khách quan hơn.

- Nâng cao tinh thần làm việc dân chủ trong việc đưa ra các báo cáo về tình hình nhân quyền trong ASEAN.

- Trong tương lai nên mở rộng việc công nhận những chuẩn mực về quyền con người mà các cơ chế nhân quyền thế giới đã đề ra. Để làm được điều này các quốc gia ASEAN phải xoá bỏ dần rào cản về trình độ kinh tế, văn hoá xã hội.

về các vấn đề nhân quyền nổi cộm. Thiết nghĩ trong tương lai chức năng này nên được bổ sung nhằm có được những tương tác qua lại giữa cơ quan được giao chức năng thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và đối tượng được bảo vệ.

Đối với vấn đề hợp tác với các CQNQ khu vực khác như ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ: AICHR nên chủ động tham khảo kinh nghiệm và bài học trong hoạt động của các cơ quan này trong những hoạt đông phù hợp mà AICHR quan tâm, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của mình. Các hình thức hợp tác giữa các cơ quan có thể thông qua các hội thảo, toạ đàm, khoá học…

Hiện nay, vấn đề quyền của các nhóm đối tượng đặc biệt, dễ bị xâm phạm, như phụ nữ và trẻ em, lao động nhập cư là một trong những nội dung hợp tác quan trọng và nổi bật nhất trong khuôn khổ ASEAN. Do đó, AICHR cũng nên thành lập những tiểu ban về lĩnh vực trọng tâm trên. Chức năng của những tiểu ban này phải xuất phát và không được vượt quá chức năng của AICHR. Chức năng của những tiểu ban này sẽ được trình bày ở phần sau.

Về lâu dài để có một cơ chế bảo vệ nhân quyền hiệu quả thì ACHR cần có hệ thống văn kiện ghi nhận các quyền con người được các quốc gia cam kết thúc đẩy và bảo vệ; hệ thống các cơ quan đảm bảo quyền con người được thực thi trên thực tế và các biện pháp nhằm đảm bảo thực thi các quyền đã được ghi nhận trong các văn kiện nêu trên. Theo đó, trong hoạt động của mình AICHR có thể thực hiện việc soạn thảo một Công ước35

nhân quyền ASEAN bao gồm các tiêu chuẩn chung về nhân quyền của ASEAN.

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 88)