Khái quát về sự phát triển của ASEAN

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 49)

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên đầu tiên là Inđônêxia, Maylayxia, Philipin, Singapo và Thái Lan. Đây là bước khởi đầu đánh dấu một mốc quan trọng cho sự hợp tác và triển vọng khu vực. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN vào ngày 28/7/1995. Cho đến nay, Hiệp hội ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên. Trong quá trình phát triển của mình, ASEAN đã có những thay đổi cơ bản khiến các mối liên kết bên trong ASEAN cũng như giữa ASEAN với các nước lớn khác trong khu vực châu Á ngày càng trở nên sâu rộng, do đó ASEAN trở thành một tổ chức quan trọng trong khu vực và là đối tác tích cực của các nước và các trung tâm lớn trên thế giới. Đồng thời, ASEAN cũng là một trong những động lực lớn thúc đẩy đối thoại hợp tác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thực tế từ khi ASEAN được thành lập đến nay cho thấy ASEAN đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác vì sự phát triển ở Đông Nam Á; là nền tảng nhằm thúc đẩy sự hợp tác, an ninh và phát triển cho các nước thành viên của Hiệp hội.

Qua một quá trình xây dựng và soạn thảo, tháng 11 năm 2007 lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã ký vào bản Hiến chương ASEAN tại hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 tổ chức tại Singapo, Hiến chương ra đời đã ghi thêm một trang sử mới trong quá trình phát triển của Hiệp hội tạo tiền đề để tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các quốc gia khu vực Động Nam Á.

Nam Á đã trở thành một tổ chức lớn mạnh, năng động về kinh tế và vững mạnh về chính trị. Vai trò của tổ chức ASEAN ngày càng được khẳng định cả trong khu vực và trên trường quốc tế. Thông qua hợp tác trong khuôn khổ của tổ chức, các nước thành viên đã có những bước phát triển to lớn về mọi mặt. Kể từ khi thành lập, hoạt động của ASEAN chủ yếu dựa trên văn kiện chính trị nền tảng là Tuyên bố Bangkok. Bản Tuyên bố cùng với các văn kiện chính trị sau này đã hình thành nên những nguyên tắc, luật lệ và chi phối hoạt động của tổ chức và các nước thành viên. Tuy nhiên, tuyên bố và hệ thống các văn kiện này còn khá lỏng lẻo và có giá trị ràng buộc pháp lý thấp nên chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu hợp tác phát triển ngày càng tăng của các quốc gia thành viên, đồng thời không đáp ứng được những mục tiêu lớn lao mà Hiệp hội muốn vươn tới. Trong bối cảnh này, việc các nước ASEAN cho ra đời Hiến chương ASEAN là một bước quan trọng và tất yếu giúp Hiệp hội có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Có thể nói, đây là sự chuẩn bị quan trọng về mặt pháp lý, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho Hiệp hội để đưa mối liên kết khu vực phát triển theo mô hình Cộng đồng ASEAN.

Quyết định thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020 được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tại Indonexia tháng 10/2003. Tại hội nghị cấp cao ASEAN 12 tổ chức tại Philipin vào tháng 01 năm 2007, các nước đã nhất trí đẩy nhanh thời hạn lên 5 năm, từ năm 2020 thành năm 2015. Mục tiêu của cộng đồng kinh tế ASEAN là có một cơ sở sản xuất và thị trường chung; có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và nhân công có tay nghề giữa các nước thành viên của Cộng đồng; xây dựng một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, phát triển kinh tế đồng đều và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Thực chất, đây là bước phát triển cao hơn của các sáng kiến hội nhập và tự do hóa khu vực đã được các nước thành viên đưa ra vào năm 1992 gồm khu vực mậu dịch tự do (AFTA), Hiệp định khung

về dịch vụ (AFAS), khu vực đầu tư ASEAN (AIA), chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) và nhiều chương trình khác. Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững cho các quốc gia thành viên thông qua các hoạt động liên kết và tự do hóa kinh tế trong nội bộ cũng như với bên ngoài khu vực; tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút được nhiều đầu tư bên ngoài; tăng cường phát triển và thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên.

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)