Uỷ ban nhân quyền là loại cơ quan phổ biến nhất, được thành lập trong tất cả các cơ chế nhân quyền hiện nay8
.
1.4.1.1. Thẩm quyền
Nhìn chung Uỷ ban nhân quyền là cơ quan có thẩm quyền chung, rộng lớn nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản là thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. Để thực hiện các chức năng này, các uỷ ban thường tiến hành những nghiên cứu, tổ chức các cuộc hội thảo, phổ biến thông tin về nhân quyền. Ví dụ:
Nghị quyết A60/251 của ĐHĐ LHQ quy định Hội đông nhân quyền có trách nhiệm thúc đẩy việc tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người một cách bình đẳng, công bằng và không phân biệt đối xử (điểm 2). Cụ thể là thúc đẩy việc giáo dục và học tập quyền con người, cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực về bảo vệ quyền con người khi được các quốc gia thành viên chấp thuận, cung cấp diễn đàn đối thoại cho các chủ đề về nhân quyền, đưa chủ đề thúc đẩy tôn trọng
8 Mặc dù Uỷ ban nhân quyền LHQ đã được thay thế bảo HĐNQ nhưng về cơ bản HĐNQ vẫn mang bản chất của một Uỷ ban, vẫn kế thừa toàn bộ các thẩm quyền và thủ tục của Uỷ ban trước đây, chỉ mở rộng cơ chế rà soát báo cáo toàn cầu và quyền khởi kiện cho cá nhân và tổ chức.
nghĩa vụ bảo vệ quyền con người cho các quốc gia thành viên vào các cuộc họp của LHQ (điểm 5 a và d). Hiến chương nhân quyền châu Phi quy định Uỷ ban nhân quyền có quyền thu thập tài liệu, tiến hành nghiên cứu về các vấn đề nhân quyền ở châu Phi, tổ chức các cuộc hội thảo, truyền bá thông tin, khuyến khích các cơ quan trong nước tuân thủ việc bảo vệ quyền con người; soạn thảo các nguyên tắc và quy định nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản làm cơ sở cho các quốc gia châu Phi ban hành các văn bản pháp luật trong nước và hợp tác với các tổ chức châu Phi và quốc tế khác nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (điều 45 khoản 1). Công ước nhân quyền châu Mỹ quy định Uỷ ban nhân quyền có quyền nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề nhân quyền, tiến hành những nghiên cứu về nhân quyền (điều 41 a và c).
Trong quá trình thực hiện chức năng của mình các Uỷ ban nhân quyền thường có thẩm quyền tiến hành điều tra tình hình vi phạm nhân quyền tại các quốc gia thành viên, ra báo cáo khuyến nghị nếu phát hiện có hành vi vi phạm hoặc định kỳ ra báo cáo rà soát tình hình thực hiện nhân quyền tại các quốc gia đó.
Nghị quyết A60/215 của ĐHĐ LHQ quy định thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm nhân quyền, bao gồm cả những vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống và đưa ra khuyến nghị của HĐNQ (điểm 3).
Hiến chương nhân quyền châu Phi cũng quy định thẩm quyền điều tra và giải quyết khiếu kiện của các quốc gia thành viên về vi phạm nhân quyền (điều 46 và 47). Những khiếu kiện của cá nhân và tổ chức sẽ được tập hợp và xem xét nếu đa số thành viên của Uỷ ban bỏ phiếu ủng hộ (điều 55).
Công ước nhân quyền châu Mỹ cũng quy định Uỷ ban nhân quyền có thẩm quyền phúc đáp các yêu cầu của các quốc gia thành viên về các vấn đề nhân quyền và trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa ra ý kiến tư vấn cho
các quốc gia thành viên, xử các khiếu kiện của các cá nhân và các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết khác (điều 4 e và f). Thẩm quyền tiếp nhận và xử lý những đơn kiện từ cá nhân đối với những vi phạm nhân quyền tại các quốc gia không phụ thuộc vào việc các quốc gia đó có phê chuẩn Công ước nhân quyền châu Mỹ hay không (điều 44 và 45).
Ngoài ra, một số Uỷ ban còn có các thẩm quyền khác. Ví dụ như HĐNQ được quy định thêm thẩm quyền rà soát báo cáo định kỳ toàn cầu (điểm 5e Nghị quyết A60/215 ĐHĐ LHQ). Uỷ ban nhân quyền châu Phi có thẩm quyền giải thích Hiến chương theo yêu cầu của một trong các quốc gia thành viên, các cơ quan của Tổ chức liên minh châu Phi hoặc bất kỳ tổ chức châu Phi nào khác được liên minh châu Phi thừa nhận. Do đó, mặc dù không phải là toà án, Uỷ ban này có thẩm quyền đưa ra những ý kiến tư vấn về nhân quyền (điều 45 khoản 3 Hiến chương nhân quyền châu Phi). Uỷ ban nhân quyền liên Mỹ có thẩm quyền chuyển những vụ việc nghiêm trọng cho Toà án nhân quyền liên Mỹ giải quyết.
1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của các Uỷ ban nhân quyền thường bao gồm các thành viên được cơ quan có đại diện đầy đủ của Tổ chức quốc tế bầu ra. Họ hoạt động độc lập, không chịu sự chi phối của các quốc gia mà họ mang quốc tịch. Tuy nhiên quốc tịch cũng là một trong những yếu tố được tính đến khi bầu ra các thành viên để đảm bảo yếu tố cân bằng về địa lý hoặc để đảm bảo không có hai thành viên là công dân của cùng một quốc gia. Đồng thời những thành viên được chọn phải là những người có tư cách đạo đức và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. Ví dụ:
Hội đồng nhân quyền LHQ gồm 47 thành viên đại diện cho các quốc gia do ĐHĐ LHQ bầu ra theo nhiệm kỳ 3 năm (có thể được bầu lại một nhiệm kỳ nhưng không được bầu lại ngay sau khi phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp) có
tính đến yếu tố cân bằng về địa lý và giới tính9. Khi bầu ra các thành viên Hội đồng, các thành viên ĐHĐ phải cân nhắc đến những đóng góp, cam kết và nỗ lực của các thành viên vào việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.
Uỷ ban nhân quyền châu Phi có cơ cấu tổ chức gồm 11 thành viên được ĐHĐ tổ chức liên Phi bầu ra với nhiệm kỳ 6 năm và có thể được gia hạn. Ngoài ra, Uỷ ban cũng có ban thư ký trợ giúp các công việc hành chính (điều 31-44 Hiến chương nhân quyền châu Phi).
Uỷ ban nhân quyền liên Mỹ gồm 7 chuyên gia độc lập do ĐHĐ Tổ chức liên Mỹ bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được bầu lại một lần). ĐHĐ bầu ra các thành viên của Uỷ ban dựa trên sự đề cử của các quốc gia. Không có thành viên nào của Uỷ ban có cùng một quốc tịch. Uỷ ban cũng có một ban thư ký, bộ phận hành chính và 12 luật sư.10
1.4.1.3. Cơ chế hoạt động
Nhìn chung cơ chế hoạt động của các Uỷ ban nhân quyền trên thế giới rất đa dạng. Đó là các hoạt động như tiến hành những nghiên cứu, tổ chức hội thảo, phổ biến và tuyên truyền thông tin về nhân quyền, soạn thảo các báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền hoặc báo cáo định kỳ rà soát tình hình thực hiện nhân quyền tại quốc gia thành viên. Một hoạt động phức tạp và yêu cầu cần có thủ tục chặt chẽ hơn trong hoạt động của các Uỷ ban nhân quyền là thủ tục điều tra và xử lý khiếu kiện về vi phạm nhân quyền.
- Về thủ tục báo cáo
9 13 trong số 47 thành viên Hội đồng thuộc nhóm các quốc gia châu Phi, 13 thuộc nhóm các quốc gia châu Á, 6 thuộc nhóm các quốc gia Đông Âu, 8 thuộc nhóm các quốc gia châu Mỹ La tinh và Carribe và 7 thuộc nhóm các quốc gia Tây Âu và các quốc gia khác (điểm 7 Nghị quyết A60/251 của ĐHĐ LHQ)
10 Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban được quy định tại điều 34-40 của Công ước nhân quyền châu Mỹ. Thông tin về cơ cấu của tổ chức và thành viên hiện tại của Uỷ ban nhân quyền liên Mỹ được cập nhật tại trang web của Uỷ ban: http://www.cidh.org/personal.eng.htm.
Thủ tục báo cáo của các Ủy ban nhân quyền có thể được tiến hành định kỳ hoặc được tiến hành khi Uỷ ban nhận được những thông tin về hành vi vi phạm nhân quyền. Ví dụ:
HĐNQ của LHQ có thể cử các báo cáo viên chuyên trách hoặc thành lập nhóm công tác để điều tra về tình hình nhân quyền tại một số quốc gia và ra báo cáo theo sự uỷ quyền của Nghị quyết 1235 của UBKT-XH. Theo đó, trong quá trình điều tra báo cáo viên đặc biệt hoặc nhóm công tác có nhiệm vụ điều tra, giám sát, tư vấn và đưa ra báo cáo công khai về tình hình nhân quyền của một quốc gia hoặc theo một chủ đề bảo vệ nhân quyền11. Văn phòng Cao uỷ nhân quyền của LHQ sẽ trợ giúp quá trình điều tra bằng việc cung cấp nhân lực, hậu cần, tư vấn và trợ giúp kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ điều tra. Các báo cáo viên và nhóm công tác có thể tiến hành các chuyến thăm trực tiếp các quốc gia để thu thập thông tin. Kết thúc các chuyến thăm, báo cáo viên chuyên trách và nhóm công tác ra báo cáo về kết quả điều tra, đồng thời nêu lên những khuyến nghị về tình hình vi phạm nhân quyền.
HĐNQ còn được quy định một cơ chế mới để rà soát báo cáo định kỳ toàn cầu. Theo đó, việc rà soát sẽ được tiến hành tại các phiên họp của một nhóm công tác gồm toàn thể 47 thành viên của Hội đồng12. Việc rà soát sẽ dựa trên những thông tin do các quốc gia thành viên cung cấp bao gồm báo cáo nhân quyền quốc gia và một số tài liệu khác dưới hình thức văn bản hoặc miệng và phải được gửi đến Hội đồng 6 tuần trước khi phiên họp của Hội đồng tiến hành. Hội đồng còn dựa trên những thông tin do Cao uỷ nhân quyền của LHQ tổng hợp từ các báo cáo điều ước, báo cáo trong những thủ tục khiếu kiện, bao gồm cả những kết luận và khuyến nghị liên quan đến các quốc
11
Thông tin chi tiết được cập nhật tại trang web của HĐNQ LHQ: http://www2.ohchr.org/english/bodies/chr/special/index.htm 12
Ngày 21/9/2007 Hội đồng đã thông qua lịch rà soát 192 thành viên LHQ trong thời hạn 4 năm đầu tiên của cơ chế rà soát báo cáo toàn cầu. Chi tiết được đăng tải tại trang web: http://www.ohchr.org/EN/HRBodies
gia trong các vụ việc. Ngoài ra, Hội đồng cũng có thể tham khảo thông tin do Cao uỷ nhân quền LHQ tổng hợp từ các nguồn khác như các tổ chức phi chính phủ, các cơ chế nhân quyền quốc gia, các nhà bảo vệ nhân quyền, các viên nghiên cứu, các cơ chế nhân quyền khu vực,...
Uỷ ban nhân quyền châu Phi cũng định kỳ ra báo cáo về tình hình tôn trọng nhân quyền tại các quốc gia thành viên (điều 62 Hiến chương nhân quyền châu Phi).13
Uỷ ban nhân quyền liên Mỹ có thể tự ra các báo cáo về tình hình nhân quyền tại các quốc gia thành viên của tổ chức liên Mỹ. Các cá nhân, tổ chức phi chính phủ cũng có thể cung cấp thông tin cho Uỷ ban về tình hình vi phạm nhân quyền. Dựa trên những thông tin này, Uỷ ban điều tra và ra báo cáo (điều 41 khoản b, c Công ước nhân quyền châu Mỹ)14
.
- Về thủ tục xem xét khiếu kiện vi phạm nhân quyền
Mỗi cơ chế nhân quyền có một thủ tục xem xét khiếu kiện vi phạm nhân quyền khác nhau, tuy nhiên các cơ chế đều có quy định quy định các tiêu chuẩn để một đơn kiện được coi là hợp lệ, người có thẩm quyền gửi đơn kiện. Sau khi đơn kiện được gửi đến Uỷ ban, Uỷ ban sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn kiện. Nếu đơn kiện hợp lệ, Uỷ ban sẽ tiến hành điều tra và cuối cùng là ra báo cáo về vụ việc. Trước khi ra báo cáo cuối cùng, tuỳ thuộc vào trình tự thủ tục của mỗi cơ chế, Uỷ ban có thể được yêu cầu tiến hành các thủ tục hoà giải và dàn xếp những giải pháp thân thiện giữa các bên.
Đối với HĐNQ LHQ, Hội đồng có thể đưa ra ba phương án xử lý đối với tình trạng vi phạm nhân quyền tại một quốc gia: một là cử những báo cáo viên chuyên trách và thành lập nhóm nghiên cứu theo sự uỷ quyền của nghị quyết 1235 của UBKT-XH, hai là xem xét tình hình vi phạm nhân quyền theo thủ
13
Các báo cáo được cập nhật tại trang web của Uỷ ban: http://www.achpr.org
tục được quy định tại nghị quyết 1503 của UBKT-XH và ba là xem xét thông qua thủ tục theo các chủ đề có liên quan đến các lĩnh vực như xét xử không công bằng, tra tấn, xâm phạm tôn giáo, giam giữ không công bằng... Trong ba thủ tục này, thủ tục 1503 cho phép Hội đồng xử lý các khiếu kiện về tình hình vi phạm nhân quyền và gần đây đã được cải cách trong Nghị quyết 5/1 của Hội đồng. Theo đó, hai nhóm công tác được thành lập, một nhóm xử lý đơn kiện, một nhóm xử lý vụ việc.15
Nhóm công tác xử lý đơn kiện họp một năm hai lần trong 5 ngày để đánh giá tính hợp lệ và nội dung của đơn kiện, bao gồm cả việc xem xét sơ bộ đơn kiện đó có xác định rõ được những vi phạm nhân quyền và quyền tự do cơ bản hay không. Một đơn kiện hợp lệ nếu đơn kiện đó có liên quan đến những vi phạm nhân quyền và quyền cơ bản, trừ phi đơn kiện đó có những động cơ và mục đích chính trị không phù hợp với Hiến chương LHQ và Bộ luật nhân quyền, không mô tả những thông tin thực tế về những vi phạm và những quyền bị vi phạm, không được gửi bởi nạn nhân, chỉ dựa trên những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã được giải quyết bởi các cơ quan khác của LHQ hoặc các cơ chế nhân quyền khu vực và chưa sử dụng hết các cơ chế giải quyết trong nước (điều 87 nghị quyết 5/1). Tất cả các đơn kiện hợp lệ và những khuyến nghị liên quan đến những đơn kiện này sau đó được chuyển sang nhóm công tác xử lý vụ việc.
Nhóm công tác xử lý vụ việc cũng họp một năm 2 lần, mỗi lần trong 5 ngày, để xem xét những đơn kiện được nhóm công tác về đơn kiện chuyển lên, bao gồm cả những phúc đáp của các quốc gia có liên quan và những vụ việc mà Hội đồng đã thụ lý trước đó. Nhóm công tác xử lý vụ việc dựa trên những thông tin và khuyến nghị mà nhóm công tác về đơn kiện đã cung cấp,
15
Thông tin chi tiết về cơ chế hoạt động của Hội đồng được cập nhật tại trang web của Hội đồng: http://www2.ohchr.org/english/bodies
ra báo cáo về những vi phạm nhân quyền và quyền tự do cơ bản và đưa ra khuyến nghị về những biện pháp khẩn cấp cần tiến hành.
Cuối cùng, dựa trên báo cáo của nhóm làm việc về các vụ việc, Hội đồng ra quyết định về các vụ việc.
Đối với Ủy ban nhân quyền châu Phi, Ủy ban có thẩm quyền tiếp nhận đơn kiện từ nhà nước, cá nhân và tổ chức về những vi phạm nhân quyền diễn ra tại các quốc gia thành viên.
Nhà nước có thể gửi hai loại yêu cầu: yêu cầu hoà giải và yêu cầu khởi kiện. Nếu một quốc gia thành viên có đủ lý do cho rằng quốc gia khác vi phạm Hiến chương, quốc gia đó có thể đưa ra yêu cầu hoà giải với quốc gia vi phạm. Bản sao của yêu cầu này đồng thời được gửi đến Tổng thư ký của tổ chức liên Phi và chủ tịch Ủy ban nhân quyền. Trong vòng ba tháng nếu quốc gia bị yêu cầu thảo luận không phúc đáp lại yêu cầu thảo luận thì vụ việc tự động được chuyển đến Uỷ ban nhân quyền (điều 47 Hiến chương nhân quyền châu Phi).
Để giải quyết yêu cầu khởi kiện, trước hết Uỷ ban sẽ cố gắng dàn xếp một giải pháp thân thiện thông qua đàm phán song phương. Nếu không đạt được giải pháp thân thiện, Uỷ ban sẽ yêu cầu các quốc gia có liên quan cung