0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Sự thống nhất

Một phần của tài liệu VIỆC THÀNH LẬP CƠ QUAN NHÂN QUYỀN ASEAN VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM (Trang 52 -52 )

Đặc điểm thống nhất đầu tiên phải kể đến trong nền văn minh lúa nước là sự cấu kết cộng đồng, đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Có thể thấy trong hầu hết các giá trị cơ bản, thẩm chí cả hiến pháp các quốc gia Đông

Nam Á đều tập trung vào sự trung thành của cá nhân đối với quê hương đất nước. Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu, trong một bài phát biểu của mình đã nói: "Dù đang ở giai đoạn thịnh vượng vàng son hay mất ổn định nghiêm trọng, châu Á không bao giờ đặt cá nhân lên trên cộng đồng. Cộng đồng luôn luôn quan trọng hơn".

Đặc điểm chung thứ hai giữa các quốc gia Đông Nam Á “do nông nghiệp trồng lúa nước mang lại là tính hướng nội” [15, tr. 132]. “Các cộng đồng dân cư Đông Nam Á ngay từ những ngày đầu thành lập đã sống trong các làng - xã tự cung tự cấp và biệt lập. Một hệ thống làng xã như vậy hình thành nên quốc gia. Những cư dân sống trong các cộng đồng này, do đó, rất coi trọng quyền độc lập, lề thói, phép tắc của cộng đồng mình. Một hệ quả của tính hướng nội này các thay đổi về cấu trúc làng xã và rộng hơn là cấu trúc xã hội các quốc gia Đông Nam Á, do đó, phần lớn xuất phát từ nội tại thay vì chịu tác động bên ngoài” [15, tr. 121].

Điểm tương đồng thứ ba của các quốc gia Đông Nam Á là do lịch sử thuộc địa của hầu hết các quốc gia trong khu vực mang lại. Đó là việc tất cả các nước, trong quan hệ đối ngoại của mình đề đề cao chủ quyền và độc lập dân tộc của mình. Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là ngay từ những ngày đầu mới sáng lập là nguyên tắc "Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên...không can thiệp vào công việc nội bộ" [19]. Nguyên tắc này cũng được khẳng định lại Hiến chương ASEAN đã được tất cả các quốc gia thành viên phê chuẩn (điều 2). Thực tiễn hoạt động của ASEAN cũng chứng minh sự tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này.

Tóm lại, mặc dù có những điểm khác biệt khá lớn giữa các nước Đông Nam Á có thể gây khó khăn trong quá trình thống nhất các quan điểm để đi đến một thống nhất chung về vấn đề quyền con người trong khu vực nhưng

những đặc thù về văn hoá, xã hội tương đồng là những cơ sở tích cực để các nước kiến tạo một cơ chế nhân quyền có nhiều nét riêng, khác biệt với các cơ chế khu vực và toàn cầu khác.

Một phần của tài liệu VIỆC THÀNH LẬP CƠ QUAN NHÂN QUYỀN ASEAN VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM (Trang 52 -52 )

×