Tình hình hợp tác về nhân quyền

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 60)

Hiện nay, hoạt động nhằm thúc đẩy nhân quyền ở ASEAN đang dành được sự quan tâm của chính phủ các quốc gia thành viên, đặc biệt là những nỗ lực chung trong việc giải quyết những vấn đề nhân quyền vượt qua biên giới như: ngăn chặn nạn buôn bán trẻ em, phụ nữ, bảo đảm quyền của người lao động nhập cư, chống khủng bố, cứu trợ thảm họa thiên nhiên. Điều này thể hiện rõ trong các tuyên bố gần đây24

như:

- Tuyên bố về Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ trong khu vực ASEAN. - Tuyên bố Cebu 2007 về bảo vệ và thúc đẩy Quyền của lao động nhập cư. - Tuyên bố 2004 của ASEAN chống buôn bán Người, đặc biệt là Phụ nữ và Trẻ em.

- Tuyên bố chung của Hội nghị Ban Cố vấn cấp cao về các thực tiễn tốt trong báo cáo và thực hiện công ước CEDAW.

- Công ước ASEAN về chống khủng bố 2007.

Mặc dù trong ASEAN hiện nay mới chỉ có năm quốc gia, Inđônêxia, Maylayxia, Philipin, Thái Lan, Camphuchia đã có các cơ quan nhân quyền chuyên trách nhưng các quốc gia khác cũng đã sử dụng những tổ chức, đoàn thể khác nhau trong bộ máy chính trị của mình để thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền. Bốn trong năm cơ quan nhân quyền quốc gia nói trên trong quá trình hoạt động của mình đã ký Tuyên bố Hợp tác các lĩnh vực quan tâm chung25 như: Chống khủng bố trong khi vẫn đảm bảo tôn trọng nhân quyền; chống buôn bán người; bảo vệ nhân quyền của người nhập cư và lao động nhập cư; thực hiện các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và quyền phát triển giáo dục về quyền con người. Bốn cơ quan này cũng đã có những hợp tác thúc đẩy việc thành lập CQNQ ASEAN và khuyến khích các chính phủ ASEAN thiết lập các thế chế quốc gia nhân quyền chuyên trách.

ASEAN cũng đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiểu biết, thúc đẩy thực hiện một số quyền con người thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Hiện nay, ASEAN đang phối hợp với Quỹ HIV/AIDS của LHQ (UNAIDS) tổ chức thực hiện những điều khoản đã cam kết. Về trẻ em, ASEAN đã làm việc với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) thực hiện các chương trình tăng cường hiểu biết về quyền trẻ em, nâng cao việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em dựa trên những nguyên tắc của Công ước về quyền trẻ em. Các Bộ trưởng ASEAN chịu trách nhiệm về vấn đề phúc lợi xã hội đã tham gia Hội nghị Bộ trưởng Đông Á – Thái Bình Dương về quyền trẻ em do UNICEF tổ chức tháng 3 nằm 2005 tại Campuchia. Ngoài ra, các quốc gia

25 Tuyên bố Hợp tác, xem tại trang web: http://www.asiapacificforum.net/about/annual-meetings/12th- australia-2007/downloads/regional-cooperation-between-nhris/Declaration%20of%20Cooperation.pdf

ASEAN còn thống nhất kế hoạch hành động ASEAN vì trẻ em (1993), Tuyên bố về những cam kết liên quan đến trẻ em (2001), Tuyên bố chống buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em (2004). Các nước ASEAN cũng đã đưa vấn đề thành lập một Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC) thành một vấn đề trong Chương trình Hành động Viên Chăn từ năm 2004 đến 2010.

Về vấn đề lao động nhập cư cũng thu hút được sự chú ý của các quốc gia thành viên. Tuyên bố về quyền của lao động nhập cư được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 (13 tháng 1 năm 2007) tại Philipin với những nội dung chủ yếu tập trung vào việc đảm bảo các quyền tự do, nhân phẩm của lao động, nghĩa vụ của cả quốc gia tiếp nhận và quốc gia đưa công nhân đi lao động. Tháng 7 năm 2007, ASEAN đưa ra Nghị quyết về việc thành lập Ủy ban ASEAN về thực thi Tuyên bố ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi của lao động nhập cư. Ngoài ra còn có Tuyên bố về các nguyên tắc tăng cường sự hợp tác về thanh niên trong ASEAN (1983), Chương trình nghị sự Kualo Lawmpua về phát triển thanh niên ASEAN...

Về vấn đề xóa nghèo ASEAN đã làm việc với chương trình ASEAN Word Bank, cũng như đối thoại với các tổ chức kinh tế quốc tế khác Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), quỹ nông lương quốc tế (FAO), Chương trình phát triển Liện Hợp quốc (UNDP) và một số quỹ khác như Ủy ban kinh tế, xã hội Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp quốc (ESCAP), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Quỹ phát triển Hoa Kỳ (USAid), Quỹ phát triển Úc (AusAid), Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD). Hàng loạt các chương trình, hoạt động được tiến hành nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nhóm người trong cộng đồng, đảm bảo bình đẳng xã hội và quyền được phát triển. Ngoài ra, ASEAN đã và đang làm việc tích cực với các Tổ chức xã hội dân sự (CSOs) hoạt động phi lợi nhuận, thông qua đó giúp đỡ

các cộng đồng địa phương thoát khỏi các điều kiện sống nghèo nàn, giúp đỡ người nghèo, các cộng đồng thiếu số, v.v. Chính thức hóa quan hệ hợp tác của ASEAN với các tổ chức này, Hiệp hội đã xuất bản những hướng dẫn về Quan hệ hợp tác giữa ASEAN và CSOs ngày 16 tháng 4 năm 200726

.

Bên cạnh những nỗ lực của Hiệp hội làm việc một cách chính thức với các tổ chức Liên Chính phủ hoặc Phi Chính phủ, hoạt động của bản thân các tổ chức Phi Chính phủ trong ASEAN cũng góp phần không nhỏ để nâng cao nhận thức về quyền con người, đảm bảo thực thi các quyền cơ bản, và đặc biệt là đẩy mạnh nhanh quá trình hình thành cơ chế nhân quyền ASEAN.

Nổi bật trong các NGOs này là nhóm làm việc vì một cơ chế nhân quyền ASEAN đã tổ chức nhiều Hội thảo bàn về vấn đề nhân quyền ASEAN thu hút sự tham gia của đông đảo đại diện các quốc gia thành viên. Nhóm làm việc, trong 9 năm tồn tại của mình đã tổ chức được 7 Hội thảo thường niên (từ năm 2001 - 2007) về cơ chế nhân quyền ASEAN bàn thảo về các vần đề tình hình thực hiện nhân quyền ở các quốc gia thành viên ASEAN, hoạt động của các Ủy ban Nhân quyền quốc gia, những sáng kiến làm rõ hơn cơ chế của ASEAN nhằm bảo vệ các quyền trẻ em, phụ nữ, v.v. Ngoài ra nhóm cũng đã tổ chức được 7 Hội thảo bàn tròn về Nhân quyền ASEAN (từ năm 2005 - 2008) mà nội dung chủ yếu tập trung vào xây dựng nhân quyền khu vực sao cho phù hợp với định hướng phát triển của ASEAN27. Quỹ phụ nữ của Liên Hợp quốc (UNIFEM) đã phối hợp với Chương trình CEDAW Đông Nam Á tổ chức Hội thảo về xây dựng Luật pháp nhằm chống bạo hành gia đình vào ngày 20 tháng 10 năm 2008 tại Hà Nội. Những Hội thảo như vậy không chỉ giúp các đại diện các nước hiểu rõ hơn về tình hình nhân quyền khu vực, các

26 Văn bản chính thức có thể tìm thấy tại trang web của Ban Thư kí ASEAN: http://www.aseansec.org/18362.htm

nước láng giềng mà còn là diễn đàn không chính thức để các quốc gia bàn thảo về một cơ chế nhân quyền phù hợp nhất với ASEAN.

Ngày nay, theo yêu cầu của hội nhập và xu thế thế giới, nhân quyền cũng như các hoạt động tác nhằm thúc đẩy nhân quyền ở ASEAN đang được đẩy mạnh và diễn ra rất sôi động với sự tham gia tư vấn tích cực của các NGOs khu vực. Ngoài hoạt động của Chính phủ các nước, những NGOs cũng tích cực tổ chức nhiều hội thảo, chiến dịch nhằm không chỉ nâng cao nhận thức về nhân quyền con người trong khu vực mà còn đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ chế nhân quyên ASEAN. Tất cả những hoạt động này sẽ tạo điều kiện và cơ sở vững chắc cho việc liên kết các quốc gia thành viên cho nỗ lực chung thiết lập một cơ chế nhân quyền vậy ở khu vực Đông Nam Á và thúc đẩy hoạt động của cơ quan này trong tương lai.

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)