Cơ cấu tổ chức và thành viên

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 45)

Qua nghiên cứu có thể thấy Uỷ ban nhân quyền và Toà án nhân quyền có cơ cấu tổ chức và thành viên do cơ quan có thẩm quyền chung của tổ chức quốc tế bầu ra. Số lượng các thành viên của hai cơ quan này khác nhau tuỳ theo cơ chế nhân quyền. Các thành viên mặc dù được bầu trên cơ sở giới thiệu của các quốc gia theo tiêu chuẩn về đạo đức, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền nhưng hoạt động của họ lại với tư cách độc lập và không có hai thành viên nào có cùng quốc tịch. Tuy nhiên Uỷ ban thường là các cơ quan phổ biến và thành lập sớm hơn Toà án. Ở cơ chế nhân quyền châu Phi,

việc thành lập Toà án nhân quyền chỉ được quy định tại Nghị định thưc bổ sung năm 1998 trong khi Uỷ ban nhân quyền châu Phi đã được thành lập năm 1986 sau khi Hiến chương nhân quyền châu Phi có hiệu lực. Ở cơ chế châu Âu, năm 1953 Uỷ ban nhân quyền và Toà án cùng song song tồn tại, trong đó Toà án là cơ quan xét xử phúc thẩm với những báo cáo của Uỷ ban. Tới năm 1994 hai cơ quan này được thay thế bằng một Toà án với thẩm quyền chung thống nhất. Ở cơ chế của châu Mỹ, Uỷ ban nhân quyền liên Mỹ được thành lập vào năm 1959 nhưng đến năm 1979 Toà án nhân quyền liên Mỹ mới được thành lập và cho tới nay vẫn chỉ đóng vai trò là cơ quan xét xử phúc thẩm của Uỷ ban.

Toà án có thể có cơ cấu như một cơ quan xét xử phúc thẩm như Toà án nhân quyền liên Mỹ hoặc là Toà án có thẩm quyền xét xử các cấp xét xử như Toà nhân quyền châu Âu và châu Phi.

Ngoài ra, tuỳ theo đặc thù của từng cơ chế mà một số loại cơ quan khác cũng được thành lập. Ví dụ như các Uỷ ban chuyên môn hoạt động trong một số lĩnh vực cụ thể nhằm giám sát việc thực thi nghĩa vụ của một số điều ước nhân quyền trong các lĩnh vực tương ứng...

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)