Đối với khu vực châu Âu, châu Mỹ hay châu Phi thì các cơ quan nhân quyên thường có chức năng điều tra, nhận các đơn kiện của các quốc gia thành viên hay của cả cá nhân. Nhưng đối với khu vực Đông Nam Á, với những đặc thù đã phân tích thì AICHR chỉ tập trung vào những hoạt động nhằm thúc đẩy
và bảo vệ quyền con người và những quyền tự do cơ bản của người dân ASEAN. Do đó TOR đã đưa ra các chức năng và nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản nhằm góp phần xây dựng công đồng ASEAN; - Soạn thảo Tuyên ngôn về nhân quyền của ASEAN nhằm thiết lập quy định khung về hợp tác nhân quyền thông qua các Hiệp định và các hình thức hợp tác khác liên quan đến quyền con người;
- Nâng cao nhận thức chung của người dân ASEAN về nhân quyền thông qua giáo dục, nghiên cứu và phổ biến thông tin;
- Thúc đẩy các thành viên thực hiện hiệu quả các nghĩa vụ đã cam kết trong các điều ước quốc tế về nhân quyền mà các quốc gia đã tham gia;
- Khuyến khích các thành viên tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người;
- Thúc đẩy các quốc gia thành viên thực hiện đầy đủ các văn kiện của ASEAN liên quan đến quyền con người;
- Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật các vấn đề liên quan đến quyền con người cho các cơ quan chuyên trách của ASEAN khi được yêu cầu;
- Hoà giải thông qua đối thoại và tư vấn cho các cơ quan chuyên trách của ASEAN và các tổ chức xã hội được quy định tại chương V của Hiến chương;
- Thu thập thông tin về tình hình nhân quyền từ các nước thành viên trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người;
- Phát triển những quan điểm và lập trường chung về quyền con người trong ASEAN;
- Chuẩn bị các nghiên cứu về các vấn đề nhân quyền chuyên biệt trong ASEAN;
- Tư vấn cho các thực thể quốc gia, khu vực và quốc tế khác liên quan đến việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người;
- Trình bản báo cáo hằng năm hoặc các báo cáo khác khi thấy cần thiết lên Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN.