Về phương thức bảo đảm thực thi và hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 46)

Đối với các hoạt động của Uỷ ban nhân quyền kết quả hoạt động thường là các báo cáo trong việc xem xét các vụ khiếu kiện về vi phạm nhân quyền, điều tra khi có thông tin về vi phạm nhân quyền, tổng hợp, rà soát tình hình thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền theo định kỳ. Những báo cáo này không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị khuyến nghị, được gửi cho cơ quan có thẩm quyền chung của tổ chức để cơ quan này ban hành trong niên giám hàng năm. Do vậy, báo cáo sẽ được đảm bảo thực hiện bằng thông qua dư luận thế giới và áp lực chính trị. Vì vậy, hiệu quả hoạt động chưa cao còn phụ thuộc nhiều vào thiện chí của các quốc gia và thực tế cho thấy các quốc gia thường né

tránh thực hiện. Trong một số cơ chế có những báo cáo còn được giữ bí mật thì hiệu quả hoạt động của Uỷ ban càng kém hơn.

Đối với các hoạt động của Toà án thì kết quả hoạt động là các phán quyết. Các phán quyết này ràng buộc về mặt pháp lý với các bên trong vụ việc do vậy hiệu quả hoạt động rõ ràng là cao hơn hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân quyền. Trong một số cơ chế như cơ chế nhân quyền châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng châu Âu còn đảm trách nhiệm vụ giám sát thi hành các phán quyết của Toà án. Nếu quốc gia nào không tuân thủ phán quyết có thể phải chịu hình thức chế tài trục xuất ra khỏi uỷ ban châu Âu. Điều này cũng lý giải thực tế hiện nay, với một Toà án có thẩm quyền chung duy nhất, cơ chế nhân quyền châu Âu là cơ chế hoạt động hiệu quả nhất. Kể từ sau khi thống nhất thẩm quyền chung, các vụ việc được Toà giải quyết đã tăng lên một cách nhanh chóng. Sự gia tăng vụ việc được giải quyết được miêu tả trong bảng biểu dưới đây đã chứng minh cho tính hiệu quả của Toà.

Bảng 1. Bảng biểu thống kê các phán quyết được Toà án nhân quyền châu Âu tuyên từ năm 1959 đến năm 200819

Năm 1959- 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số vụ việc được giải quyết 837 177 695 888 844 703 718 1,105 1,560 1,503 1,543

Trong khi đó, thành lập muộn hơn, Toà nhân quyền châu Mỹ mới tuyên được 186 vụ việc và quyết định để giải quyết các vụ việc vi phạm nhân quyền từ năm 1987 đến nay.20 Còn cơ chế nhân quyền châu Phi vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm và Toà nhân quyền châu Phi chưa giải quyết thành công vụ việc nào.

19

Số liệu thống kê của Hội đồng châu Âu tại Báo cáo tổng kết các hoạt động của Toà án nhân quyền, năm 2008 tại website: http://www.echr.coe.int/NR/rdonlyres/D5B2847D-640D-4A09-A70A-

7A1BE66563BB/0/ANNUAL_REPORT_2008.pdf

20

Hiện nay, các cơ chế bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã và đang phát triển và ngày càng hoàn thiện. Các cơ chế này đã có một quá trình phát triển lâu dài do vậy hoạt động của các cơ quan này đã mang lại những hiệu quả to lớn trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cho thế giới. Việc nghiên cứu về cơ sở pháp lý quốc tế bảo vệ quyền con người và thực tiễn các cơ chế nhân quyền trên thế giới sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận một cách tổng quan theo quy luật quá trình xây dựng và phát triển hoạt động bảo vệ quyền con người trên thế giới.

CHƢƠNG 2 - VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CƠ QUAN NHÂN QUYỀN ASEAN VÀ CHÍNH SÁCH NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)