Vấn đề soạn thảo Công ƣớc nhân quyền ASEAN

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 91)

Công ước nhân quyền ASEAN này sẽ là một văn kiện quyền con người thể hiện sự cam kết của các quốc gia trong việc xây dựng các chuẩn mực

35

Nhìn chung, các điều ước quốc tế về nhân quyền thường được đặt tên là Công ước. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải tên gọi mà là giá trị pháp lý của văn bản đó.

chung về quyền con người, đây sẽ là những chuẩn mực nhân quyền mà mọi quốc gia thành viên sẽ phải đảm bảo thực hiện. Qua đó các quốc gia sẽ có cơ sở và chuẩn mực để xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật, các biện pháp để đạt được những chuẩn mực mà mình cam kết nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tốt hơn trong đất nước mình. Công ước sẽ là cơ sở cho các cơ quan nhân quyền, cho các quốc gia thành viên, cho cộng đồng quốc tế đánh giá được mức độ bảo vệ quyền con người của một quốc gia.

Công ước nhân quyền khu vực sẽ giúp cụ thể hoá các quyền phù hợp với đặc thù khu vực, nơi mà các văn kiện chung của LHQ về quyền con người không thể có được. Các quốc gia trong khu vực cũng sẽ dễ dàng tìm thấy được những điểm tương đồng trong việc xây dựng những chuẩn mực chung về các quyền con người và điều này sẽ thúc đẩy và bảo vệ một cách hiệu quả hơn quyền con người tại từng khu vực.

Cho đến nay mặc dù các quốc gia ASEAN đã tham gia ở các mức độ khác nhau các Công ước của LHQ về quyền con người nhưng trong khu vực vẫn chưa có được một văn kiện chung ghi nhận cụ thể các quyền con người dựa trên đặc thù riêng của mình. Xây dựng một văn kiện như vậy sẽ tăng thêm trách nhiệm pháp lý cho các quốc gia trong vấn đề bảo vệ quyền con người tại khu vực. Một văn kiện phù hợp sẽ có thể giúp cho các quốc gia dù ngại tham gia các văn kiện toàn cầu của LHQ nhưng vẫn có thể tham gia cam kết văn kiện của khu vực. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một cơ sở pháp lý chung và đồng đều cho tất cả các nước trong khu vực khi mà hiện nay quốc gia ASEAN tham gia ở mức độ khác nhau tại các văn kiện của LHQ. Có được văn kiện nhân quyền riêng cho khu vực sẽ nâng cao vị thế và uy tín của ASEAN trên trường quốc tế và qua đó sẽ xây dựng được những chuẩn mực chung để có thể bảo vệ lợi ích của khu vực tại LHQ.

Công ước nhân quyền đầu tiên của ASEAN có thể là một công ước không ràng buộc về mặt pháp lý. Điều này trước tiên nhằm đảm bảo cho các quốc gia dễ dàng tham gia và có thể đưa đầy đủ các quyền con người vào trong nội dung của văn bản đó. Điều này có thể coi là bước đầu thử nghiệm để tiếp tục có những bước đi xa hơn trong việc xây dựng hệ thống pháp lý nhân quyền riêng cho khu vực sau này. Kinh nghiệm của các khu vực khác cho thấy sự hoàn thiện liên tục các quyền thông qua sửa đổi các văn kiện đã được xây dựng hoặc xây dựng văn bản mới hoặc thông qua các nghị định thư để bổ sung các quyền con người. Đây là cách làm của khu vực Châu Âu, khi Công ước Châu Âu có hiệu lực, Công ước chỉ đảm bảo mười hai quyền dân sự và chính trị cơ bản. Số lượng quyền tăng lên đáng kể theo thời gian với sự thông qua của các nghị định thư của Công ước36. Các nghị định thư không chỉ thêm danh sách quyền con người được điều chỉnh bởi Công ước mà còn thay đổi hay mở rộng chức năng Ủy ban Châu Âu và Tòa án Châu Âu về nhân quyền. Như vậy, việc nâng cao cơ chế bảo vệ nhân quyền sẽ rất linh hoạt.

Công ước đầu tiên về nhân quyền khu vực ASEAN nên có những nội dung cụ thể sau:

- Các quyền và tự do cơ bản nhất của con người như; quyền được sống, quyền không bị tra tấn, đối xử vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm, quyền không bị bắt làm nô lệ hay ép buộc lao động, quyền tự do và an toàn về thân thể, quyền được xét xử công bằng, không bị áp dụng pháp luật hình sự có giá trị hồi tố tăng nặng, quyền có đời sống riêng tư và đời sống gia đình, tự do thư tín, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do hội họp và lập hội... Công ước này nên cụ thể hóa các quyền này dựa trên sự phát triển của

36 Ví dụ, Nghị định thư số 1 thêm quyền về giáo dục và tự do bầu cử cũng như được hưởng quyền sở hữu một cách hòa bình.Nghị định thư số 4 cấm bỏ tù vì nợ nần và thêm vào tự do đi lại, cấm trục xuất công dân hay trục xuất tập thể người nước ngoài. Nghị định thư số 6 cấm án tử hình, tức là bổ sung vào Điều 2 về quyền được sống của Công ước. Nghị định số 13 cấm hoàn toàn án tủ hình, loại bỏ ngoại lệ trong Nghị định thư số 6 về cho phép áp dụng hình phạt tử hình trong thời kỳ chiến tranh hay đe dọa có chiến tranh.

luật quốc tế hiện nay cũng như các truyền thống, giá trị trong ASEAN. Ngoài ra, các nước ASEAN cũng có thể cân nhắc đưa thêm các quyền kinh tế và xã hội.

- Cần có điều khoản cho phép bổ sung Công ước bằng các Nghị định thư để việc mở rộng các quyền hay thay đổi cơ chế thực thi phù hợp với sự phát triển về hợp tác nhân quyền trong ASEAN.

- Nên quy định rõ cơ quan giám sát thực thi là AICHR. Cách làm này tương tự như đối với Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ, được thành lập theo cơ chế của Hiến chương của Tổ chức các nước châu Mỹ từ năm 1960, và sau đó quyền hạn cũng được quy định thêm theo Công ước Châu Mỹ về nhân quyền.

Sự phát triển của ACHR trong tương lai có thể gặp nhiều thách thức. Mức độ hội nhập trong khối vẫn đang ở đối thoại và hợp tác. Tiềm năng gây bất ổn chính trị của nhiều nước ASEAN và của khu vực nói chung vẫn còn nhiều. Can thiệp từ bên ngoài vẫn là một mối quan ngại hàng đầu của các nước ASEAN. Nhận thức của người dân ASEAN về nhân quyền cũng cần được nâng cao hơn nữa để có thể thúc đẩy và hỗ trợ các biện pháp bảo vệ nhân quyền của các chính phủ và của ASEAN nói chung. Đây chỉ là bước khởi đầu của AICHR và cần có quá trình phát triển mới có thể tạo dựng được một AICHR vững mạnh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 91)