Sự cần thiết phải có các cơ quan chuyên trách bảo vệ quyền con

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 64)

con người tại ASEAN

Trên thế giới hiện nay đã có nhiều cơ chế cũng như cơ quan hợp tác quốc tế bảo vệ quyền con người. Điều này cho thấy để thúc đẩy và bảo vệ một cách hiệu quả quyền con người thì bên cạnh việc xây dựng các văn kiện pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền con người cụ thể thì cần thiết phải lập ra các cơ quan chuyên trách quốc tế. Các cơ quan này sẽ cớ các nhiệm vụ như khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia và giám sát việc thực thi một cách hữu hiệu các nghĩa vụ bảo vệ quyền con người đã cam kết.

Các cơ quan nhân quyền thường được thành lập trong khuôn khổ hợp tác toàn cầu hay khu vực. Mặc dù các cơ quan này có những điểm khác biệt nhưng đều thể hiện vai trò quan trọng và tích cực trong quá trình phát triển và hoàn thiện các chế định quốc tế về nhân quyền nói riêng và sự thúc đẩy phát triển nhân quyền trên thế giới nói chung. Trải qua quá trình tồn tại, các cơ

quan này đều được cải cách theo hướng tiến bộ hơn, khiến vai trò của chúng ngày càng lớn28.

Bên cạnh đó cũng có thể nhận thấy rằng xu hướng khu vực hóa đã và đang được thiết lập trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người: các khu vực chú trọng thiết lập cơ chế hợp tác riêng để thúc đẩy bảo vệ quyền con người tại khu vực của mình, từ tạo lập cơ sở pháp lý, thể hiện ở văn kiện khu vực về quyền con người, cho đến xây dựng hệ thống các cơ quan riêng, với những chức năng, thẩm quyền, nguyên tắc hoạt động phù hợp với đặc điểm của khu vực. Thực tế cũng cho thấy việc hợp tác bảo vệ nhân quyền được thực hiện hiệu quả hơn ở cấp khu vực, nhất là khi cơ chế của LHQ còn bộc lộ nhiều hạn chế do sự tham gia quá đa dạng của các thành viên.

Đến nay, khu vực ASEAN vẫn chưa có được một cơ chế thực sự bảo vệ quyền con người và tổ chức này cũng chưa có cơ quan chuyên trách về nhân quyền. Như vậy, mặc dù các quốc gia ASEAN đã đạt được những thành tựu nhất định về bảo vệ nhân quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế, nhưng sự thiếu vắng một cơ quan nhân quyền có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của các nước ASEAN trên trường quốc tế trong lĩnh vực này. Vì sự phát triển chung của ASEAN và những thành tựu đạt được trong lĩnh vực nhân quyền, việc xây dựng cơ quan nhân quyền riêng cho khu vực sẽ giúp nâng cao uy tín của tổ chức này trên trường quốc tế, như đã được khẳng định tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tại Manila ngày 30/7/2007.

Cơ quan nhân quyền của khu vực sẽ là động lực thúc đẩy các quốc gia trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ quyền con người tại nước mình, từ đó tham gia hợp tác hiệu quả ở cấp khu vực. Đặt con người vào trung tâm của sự phát triển và gắn việc đảm bảo quyền con người với các mục tiêu phát triển chung

28 Ví dụ Liên hợp quốc đã thay thế Ủy ban nhân quyền thành lập năm 1946 thành Hội đồng nhân quyền vào năm 2006, trong khuôn khổ Châu Âu thì đã có tới sáu nghị định thư cải cách cơ cấu cơ quan thực thi.

của khu vực là một hướng đi đúng đắn, đã được minh chứng qua trải nghiệm của các khu vực khác. Các nước ASEAN đã nhận thức được rõ ràng về vấn đề này và Hiến chương ASEAN đã thể hiện rõ tinh thần đó.

2.4.3. Vị trí của vấn đề quyền con người trong Hiến chương ASEAN

2.4.3.1. Về Hiến chương ASEAN

Nhìn từ góc độ pháp lý quốc tế, Hiến chương ASEAN ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý cho sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa các nước thành viên, đồng thời hình thành một thể chế pháp lý hoạt động hiệu quả hơn giúp cho các nước thành viên có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra. Hiến chương ASEAN ra đời có rất nhiều ý nghĩa:

- Khi Hiến chương ASEAN được thông qua, các quốc gia thành viên đã pháp điển hóa và cập nhật một cách có hệ thống các nguyên tắc và quy định phân tán trước kia, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và cụ thể cũng như ràng buộc trách nhiệm pháp lý cho quan hệ giữa các quốc gia thành viên trong quá trình hợp tác khu vực trên các lĩnh vực.

So với các văn kiện trước kia của ASEAN, Hiến chương đã đưa ra một hệ thống mục tiêu toàn diện là xây dựng các Cộng đồng Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội.

Mục tiêu chính trị - an ninh bao gồm cả các vấn đề an ninh truyền thống như duy trì Đông Nam Á ở tình trạng không có vũ khí hạt nhân, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, công bằng lẫn vấn đề an ninh phi truyền thống như phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố, bảo vệ môi trường...

Mục tiêu kinh tế tập trung vào việc xây dựng ASEAN thành một thị trường ổn định và thịnh vượng, có tính cạnh tranh và tính liên kết cao, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực thông qua sự lưu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và người lao động.

Mục tiêu Văn hóa - Xã hội nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tạo dựng bình đẳng và công bằng xã hội, duy trì bản sắc văn hóa, môi trường, xử lý thành công các tác động của toàn cầu hóa.

- Hiến chương tái khẳng định lại các nguyên tắc đã có trong các quan hệ hợp tác của ASEAN từ trước tới nay. Đó là các nguyên tắc như tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; bình đẳng; tôn trọng bản sắc dân tộc của các nước thành viên; từ bỏ sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Bên cạnh đó, một số nội dung quan trọng mới cũng được đưa vào Hiến chương như trao cho ASEAN tư cách pháp nhân của một tổ chức quốc tế, tăng cường tham vấn các vấn đề lớn có ảnh hưởng đến lợi ích chung của các nước ASEAN, không tham gia vào hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của nước thành viên đe dọa đến hòa bình an ninh chủ

quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia thành viên khác.

- Hiến chương ra đời cũng đánh dấu một bước tiến lớn của quá trình hoàn thiện về thể chế và bộ máy hoạt động của ASEAN. Trước hết, Hiến chương khẳng định tư cách chủ thể của tổ chức phù hợp với tính chất tổ chức quốc tế khu vực, quy định điều kiện để trở thành thành viên của tổ chức và khả năng tuân thủ cũng như gánh vác trách nhiệm theo Hiến chương. Hiến chương quy định thể chế đầy đủ, chặt chẽ hơn, có cơ cấu tổ chức khoa học và mối quan hệ cũng như phân công trách nhiệm giữa các cơ quan trở nên rõ ràng hơn. Cùng với cơ cấu tổ chức thì về mặt thủ tục, Hiến chương cũng đã xây dựng cơ chế ra quyết định của ASEAN trong quá trình hợp tác và phối hợp hành động. Đó là việc áp dụng các nguyên tắc như nguyên tắc tham vấn và đồng thuận bảo đảm ra quyết định nhanh và thống nhất quan điểm khi đưa ra một chính sách chung trong khuôn khổ tổ chức.

Về vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên, Hiến chương cũng đã khắc phục được những hạn chế của hệ thống giải quyết tranh chấp trước kia thông qua việc dành hẳn chương VIII để quy định giải quyết tranh chấp ASEAN. Hiến chương khẳng định vai trò của những biện pháp giải quyết tranh chấp truyền thống theo Hiến chương LHQ đồng thời phát triển các cơ chế thích hợp đối với từng lĩnh vực hợp tác về kinh tế thương mại, chính trị, văn hóa.

2.4.3.2. Vị trí của vấn đề quyền con người trong Hiến chương ASEAN

Hiến chương ASEAN đã tạo ra bước phát triển sâu rộng hơn trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của khu vực. Thông qua Hiến chương, các nước thành viên cam kết tôn trọng và bảo vệ quyền của con người trong khu vực và điều này đã được ghi nhận thành mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương (điều 12). Đồng thời, lần đầu tiên, các quốc gia thành viên cam kết trong một văn kiện quan trọng chính thức rằng sẽ thành lập một cơ quan chuyên trách về quyền con người (điều 14) nhằm thực thi tốt việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực.

Quyết định này cho thấy các quốc gia thành viên đã vượt qua được những rào cản ngăn cách xuất phát từ những quan điểm khác biệt liên quan đến vấn đề hợp tác bảo vệ quyền con người; thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm của tất cả các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực. Các nước đã thấy được tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của một cơ quan chuyên trách nhân quyền riêng cho khu vực; ý thức được rằng việc bảo vệ quyền con người sẽ hỗ trợ đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu khác được xây dựng trong Hiến chương ASEAN, cũng như góp phần nâng cao vai trò và uy tín của Hiệp hội trong bối cảnh vấn đề bảo vệ quyền con người rất được dư luận thế giới quan tâm coi trọng. Đây cũng là kết quả tất yếu của quá trình hợp tác lâu dài giữa các nước thành viên ASEAN

kể từ khi thành lập (1967) cho đến nay. Một văn kiện với nhiều nội dung quan trọng như hiến chương ASEAN nếu thiếu các quy định bảo vệ quyền con người trong văn kiện thì chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều ý nghĩa cũng như tính toàn diện của văn kiện đó.

2.5. Việt Nam và vấn đề xây dựng Cơ quan nhân quyền ASEAN

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)