Chính sách chung của Việt Nam về bảo vệ quyền con người

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 69)

Lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc ta giành độc lập cho thấy nhà nước chúng ta đã luôn luôn lấy mục tiêu phấn đấu cho sự nghiệp bảo vệ và thực thi quyền con người làm nền tảng cho mọi hoạt động của mình. Bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 đã khẳng định lại các giá trị quyền con người vốn đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hành phúc"29; Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"30

.

Nhà nước Việt Nam nhìn nhận con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của mọi hoạt động xã hội và mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững và bảo vệ thành công trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do đó, mọi chủ trương, chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", tất cả vì con người và cho con người.

29 Lời bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ được trích dẫn lại trong Tuyên ngôn độc lập 1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

30 Lời bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp 1791 được trích dẫn lại trong Tuyên ngôn độc lập 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xem nguyên văn tại trang web của Quốc hội Việt Nam: http://www.na.gov.vn

Nhà nước Việt Nam đã và đang hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm đảm bảo cho quyền con người được tôn trọng và bảo vệ một cách đầy đủ nhất. Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; các Hiến pháp tiếp theo là Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đã tiếp tục ghi nhận và hoàn thiện hơn các quy định về quyền con người, quyền công dân. Đặc biệt, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định quyền con người được bảo đảm tại điều 50, đồng thời ghi nhận một cách toàn diện về quyền con người và tiếp tục là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc xây dựng các chính sách và xây dựng pháp luật bảo vệ quyền con người tại Việt Nam.

Từ việc ghi nhận trong Hiến pháp, hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam đã được xây dựng cụ thể hóa các quyền con người. Theo số liệu cho tới năm 2004, Việt Nam đã ban hành 13.000 văn bản pháp luật các loại trong đó có hơn 40 bộ luật và luật, trên 120 pháp lệnh gần 850 văn bản của Chính phủ và trên 3000 văn bản pháp quy của các bộ ngành [5, tr.6]. Mặc dù với hệ thống pháp luật về quyền con người khá hoàn thiện trên tất cả các lĩnh vực Nhà nước Việt Nam vẫn không ngừng cải cách để xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng đẩy đủ, ngày càng hoàn thiện, đồng thời cải cách hệ thống hành pháp và tư pháp nhằm đảm bảo thực thi pháp luật một cách hiệu quả, đây chính là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người tại Việt Nam được tốt hơn.

Năm 2005, Việt Nam lần đầu tiên công bố quyển sách trắng về "Thành tựu bảo vệ và phát triển con người ở Việt Nam" nhân dịp kỷ niệm 60 năm Quốc Khánh và 30 năm ngày đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất. Việc xuất bản quyển sách trắng này nhằm mục đích giới thiệu với độc giả trong nước cũng như dư luận quốc tế một cách toàn diện nhất về quan điểm, chính

sách và những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực bảo vệ thúc đẩy các quyền con người. Dưới đây là một số nội dung nổi bật trong quan điểm của Việt Nam về quyền con người được khẳng định trong sách trắng:

- Quyền con người vừa mang tính phổ biến vừa có tính đặc thù đối với từng xã hội và cộng đồng, tính phổ biến thể hiện khát vọng chung của nhân loại, là thuộc tính theo đó quyền con người bao hàm những nguyên tắc, những quyền được áp dụng phổ biến ở khắp mọi nơi, cho mọi đối tượng. Tính đặc thù thể hiện quyền con người được hiểu và xử lý phải hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế - văn hóa, các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia và khu vực, không một quốc gia nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế, văn hóa của mình cho các nước khác. - Quyền con người cần phải được tiếp cận một cách toàn diện tất cả các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa trong một tổng thể hài hòa không được xem nhẹ bất cứ quyền nào. Quyền tự do cá nhân phải được hài hòa với tôn trọng lợi ích chung của cộng đồng và dân tộc, quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội, không ưu tiên hoặc tuyệt đối quyền này hơn quyền khác.

- Việc bảo đảm và thúc đầy quyền con người trước hết là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia. Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương LHQ có tính đến hoàn cảnh của mỗi nước nhằm đảm bảo cho người dân được hưởng các quyền con người một cách tốt nhất.

Những nội dung trên cho thấy quan điểm của Việt Nam đã thể hiện được sự tiếp cận tổng thể đối với phạm trù quyền con người, đó là: quyền con

người không thể bị chia cắt, không thể nhấn mạnh quyền này hơn quyền khác; để bảo vệ quyền con người thì cần phải thúc đẩy đồng thời các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội; quyền cá nhân gắn bó một cách hài hòa với lợi ích cộng đồng, đồng thời mỗi cá nhân cũng phải thực hiện đầy đủ những trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đặc biệt, liên quan đến tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người, Việt Nam thừa nhận tính phổ biến của quyền con người nhưng điều này phải dựa vào đặc thù của mỗi quốc gia. Do có sự khác biệt về phong tục tập quán, giá trị văn hóa, trình độ, phát triển, hoàn cảnh lịch sử, v.v...nên cách hiểu và tiếp cận về quyền con người của mỗi quốc gia cũng có thể khác nhau tùy theo những nét đặc thù của quốc gia đó. Tính đặc thù này sẽ tác động đến việc thực thi trên thực tế con người của mỗi quốc gia. Đồng thời mức độ cam kết tham gia hợp tổ chức bảo vệ quyền con người của mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau, tác động đến việc xây dựng các cơ chế bảo vệ quyền con người. Tính đặc thù cũng có thể đưa đến việc hiểu và xử lý về vấn đề quyền con người khác nhau giữa các quốc gia và khác nhau giữa các khu vực tạo nên sự khác biệt trong cơ chế bảo vệ quyền con người của mỗi khu vực.

Về khả năng năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người, Việt Nam thừa nhận yên cầu khách quan của việc hợp tác quốc tế để thúc đẩy việc bảo vệ và thực thi quyền con người, do đó, luôn ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người trên cơ sở đối thoại, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộc của nhau, không nước nào có quyền sử dụng vấn đề quyền con người làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, gây đối đầu hay sức ép chính trị [5, tr. 9, 10]. Trong việc giải quyết các mâu thuẫn về vấn đề nhân quyền giữa các quốc gia, chính sách của Việt Nam là tăng cường đối thoại nhân quyền giữa các

quốc gia để có thể hiểu nhau hơn, trên cơ sở các nguyên tắc của luật quốc tế về bình đẳng và tôn trọng chủ quyền quốc gia.

Một phần của tài liệu Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)