Đối với Việt Nam, một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á thì việc ASEAN phát triển, liên kết chặt chẽ, đoàn kết, thống nhất và đạt được vai trò quốc tế quan trọng là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Các nước ASEAN có vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam vì có nhiều nét tương đồng về văn hóa, có quan hệ láng giềng truyền thống, gắn bó chặt chẽ về an ninh chính trị, kinh tế với Việt Nam. Trong tổng thể chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam luôn chủ trương coi trọng và dành ưu tiên cho quan hệ hợp tác với các nước láng giềng khu vực. Duy trì mối quan hệ bền chặt với các nước ASEAN trên cả hai góc độ đa phương và song phương, đồng thời tích cực tham gia đóng góp vào sự lớn mạnh của tổ chức ASEAN sẽ góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Đó là bài phát biểu của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập ASEAN về hợp tác của Việt Nam trong ASEAN.
Trước kia Việt Nam tham gia vào ASEAN trên cơ sở tuân thủ các văn kiện đã có sẵn nhưng với việc chủ động tham gia soạn thảo và phê chuẩn Hiến chương ASEAN lần này có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam trực tiếp tham gia xây dựng một văn kiện pháp lý mang tính nền tảng của ASEAN. Trong quá trình xây dựng Hiến chương, Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình soạn thảo văn kiện này và đã đề xuất nhiều nội dung đóng góp cho văn kiện.
Hiệp hội các nước ASEAN luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trên người lĩnh vực. Do đó, từ khi tham gia ASEAN cho tới nay, Việt Nam đã thể hiện quan điểm và chính sách thống nhất của mình là luôn coi trọng và ưu tiên cho hợp tác phát triển trong khu vực, đảm bảo trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ của một nước thành viên. Trong quá trình tham gia xây dựng Hiến chương ASEAN, Việt Nam đã có cơ hội để đưa vào những nội dung phù hợp với lợi ích của Việt Nam trên cơ sở phù hợp với lợi ích chung của Cộng đồng. Đồng thời, qua đó Việt Nam cũng có thể lường được trước những khó khăn sau này để có kế hoạch chuẩn bị nhằm thực hiện hiểu quả các cam kết sau khi Hiến chương có hiệu lực.
Với việc đưa vào nguyên tắc bảo vệ quyền con người trong Hiến chương và quy định thành lập một cơ quan nhân quyền ASEAN thì các nước thành viên của Hiệp hội thể hiện quyết tâm thúc đẩy quyền con người trong khu vực lên một bước phát triển mới. Điều này phù hợp với chính sách tổng thể của Việt Nam về hợp tác quốc tế bảo vệ quyền con người cũng như chính sách đối ngoại coi trọng quan hệ với các nước trong khu vực. Thêm vào đó, do nhận thức thấy được vai trò, tầm quan trọng việc bảo vệ quyền con người và việc thành lập cơ quan nhân quyền riêng của khu vực, Việt Nam đã tích cực cùng các nước thành viên soạn thảo điều khoản tham chiếu của cơ quan nhân quyền ASEAN để chuẩn bị cho hoạt động của cơ quan này theo đúng tinh thần của Hiến chương ASEAN.
Việc tham gia tích cực của Việt Nam vào hoạt động của CQNQ ASEAN có những ý nghĩa sau đây:
Thứ nhất, việc tham gia cơ quan nhân quyền ASEAN sẽ thể hiện sự hòa nhập của Việt Nam vào xu hướng của khu vực và quốc tế trong vấn đề nhân quyền. Đồng thời, điều đó cũng phù hợp với chính sách bảo vệ quyền con người, hợp tác quốc tế về quyền con người và chính sách đối ngoại của Việt
Nam trong khu vực. Việc tham gia vào cơ quan nhân quyền ASEAN sẽ làm cho các nước khác trên thế giới đánh giá cao sự chủ động và tích cực của Việt Nam trong vấn đề đối ngoại của Việt Nam cũng như nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ hai, việc tham gia cơ quan nhân quyền ASEAN chắc chắn sẽ góp phần quan trọng cải thiện hình ảnh của nước ta trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Kể từ khi tham gia các công ước quốc tế bảo vệ quyền con người quan trọng của Liên Hợp Quốc, Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện tốt các nghĩa vụ được quy định trong các công ước này. Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong việc bảo vệ quyền con người, cụ thể là hệ thống các cơ quan nhà nước cũng đã có những cải cách để bảo đảm thực thi tốt hơn quyền con người. Đáng tiếc là hiện nay những thành tựu này vẫn chưa được nhiều nước biết đến hoặc bị xuyên tạc với các âm mưu chính trị. Chính vị vậy, việc tham gia vào cơ quan nhân quyền ASEAN là một cơ hội tốt để các nước trong khu vực cũng như trên thế giới hiểu rõ hơn về những thành tựu bảo vệ quyền con người mà Việt Nam đã đạt được, đồng thời cũng là dịp để đính chính những thông tin sai lệch về tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam31
.
Thứ ba, việc hình thành cơ quan nhân quyền ASEAN phù hợp với thực tiễn quốc tế và cũng là bước phát triển tất yếu khi Hiệp hội ASEAN ngày càng lớn mạnh và đòi hỏi sự tăng cường hợp tác về mọi mặt giữa các nước thành viên trong đó có sự tăng cường hợp tác về mọi mặt giữa các nước thành viên trong đó có lĩnh vực quyền con người. Việc tham gia vào cơ quan nhân quyền ASEAN còn có tác dụng thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác của Việt Nam vì lợi ích chung của Hiệp hội và đây sẽ là bước đi đúng đắn để nước ta có thể bảo vệ lợi ích chính đáng của mình thông qua một cơ chế khu vực nhân quyền.
31 So với các nước khu vực thì Việt Nam tham gia đầy đủ nhất các công ước quan trọng của Liên hợp quốc về quyền con người.
Thứ tư, qua hợp tác cơ quan nhân quyền ASEAN, chúng ta có thể học hỏi và tham khảo lẫn nhau trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người của các nước thành viên khu vực. Cơ quan nhân quyền khu vực có nhiều chức năng có thể giúp cho các nước phát triển và hoàn thiện các cách thức bảo vệ quyền con người của mình. Một cơ quan nhân quyền sẽ là động lực thúc đẩy các quốc gia chú trọng hơn vào việc bảo vệ quyền con người tại nước mình. Thức tế, tất cả các cơ quan nhân quyền quốc tế đều nhằm tới mục đích này ở các mức độ khác nhau. Các quốc gia thành viên sẽ tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy và bảo quyền con người tại nước mình, từ đó cải thiện tình hình nhân quyền trong nước, tạo cơ sở tốt để giữ vững ổn định chính trị - xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thứ năm, nếu phát triển đúng hướng và được quản lý chặt chẽ, cơ quan nhân quyền ASEAN sẽ hỗ trợ các nước thành viên ASEAN trong việc đấu tranh chống lại các luận điểm, chỉ trích sai trái, các thông tin bóp méo sự thật của các nước ngoài khu vực; và có thể phát huy là một công cụ hữu hiệu để các nước ASEAN chống lại sự can thiệp từ bên ngoài trên danh nghĩa bảo vệ nhân quyền khu vực.
Cuối cùng, cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc gia mà Việt Nam đang là thành viên là một cơ chế có sự tham gia của đông đảo các quốc gia trên thế giới do đó sự tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về quyền con người giữa các thành viên là một hạn chế khó khắc phục. Trong khi đó, tại cơ quan nhân quyền ASEAN - một cơ chế nhân quyền khu vực có quy mô phù hợp với trình độ phát triển chung của các nước ASEAN, sẽ dễ dàng hơn cho Việt Nam trong việc tìm kiếm những điểm tương đồng nhằm xây dựng một chính sách chung mang lại nhiều hiệu quả tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ và thực thi quyền con người. Mặt khác, khi tham gia vào cơ quan nhân quyền ASEAN, các nước trong khu vực sẽ tạo thành một tiếng nói chung về nhân quyền tại
diễn đàn lớn về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Điều này sẽ tăng thêm sức mạnh cho khu vực cũng như cho mỗi quốc gia thành viên trước sức ép về vấn đề quyền con người từ bên ngoài.
Tuy nhiên, với sự kiện một cơ quan nhân quyền đầu tiên được thành lập trong khu vực, ngoài các lợi ích nói trên thì Việt Nam cũng phải lường trước những khó khăn trong quá trình tham gia cơ quan này. Cần xác định rõ những khó khăn thì chúng ta mới sớm có thể tìm ra những biện pháp để khắc phục, tránh tình trạng bị động cơ quan nhân quyền đã đi vào hoạt động.
Trước hết, do cơ quan nhân quyền ASEAN mới được thành lập và đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào một cơ chế nhân quyền khu vực nên thiếu kinh nghiệm là điều khó tránh khỏi. Việc tìm hiểu rõ chính sách và sự vận hành của cơ quan này sẽ không dễ dàng, đòi hỏi phải có thời gian nhất định và phải thông qua thực tiễn.
Thứ hai, nhân quyền là một phạm trù rất rộng cũng như còn tồn tại nhiều quan điểm chưa thống nhất trong cách tiếp cận, thêm vào đó là đặc thù của ASEAN là sự đa dạng về văn hóa, chính trị, phong tục tập quán và trình độ phát triển, việc xử lý các vấn đề nhân quyền sẽ càng khó khăn hơn. Do vậy, việc cơ quan nhân quyền ASEAN giải thích như thế nào về các vấn đề nhân quyền, cũng như vấn đề xác định phạm vi ảnh hưởng của cơ quan nhân quyền khu vực đối với các quốc gia thành viên sẽ là những nhiệm vụ không mấy dễ dàng mà các nước ASEAN sẽ phải đường đầu khi cơ quan này đi vào hoạt động.
Thứ ba, nếu việc quản lý cơ quan nhân quyền không khéo léo, cơ quan này sẽ bị lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ các nước thành viên. Các khác biệt, tranh cãi về vấn đề nhân quyền còn có thể dẫn tới mất đoàn kết chính trị, thậm chí đối đầu trong Hiệp hội, hủy hoại môi trường hợp tác mà ASEAN gây dựng được tại khu vực trong suốt 40 năm qua.
Ngoài ra, liên quan đến hệ thống pháp luật cũng như cách thức đảm bảo thực thi quyền con người tại Việt Nam, mặc dù có những bước phát triển như đã nêu nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc. Cụ thể là hệ thống pháp luật vẫn còn có một số điểm cần được khắc phục, các văn bản pháp luật được xây dựng nhiều nhưng còn chồng chéo, không rõ ràng, thậm chí đôi khi mâu thuẫn lẫn nhau. Mức độ và ý thức thi pháp luật chưa cao khiến pháp luật còn chưa thực sự đi vào cuộc sống và do đó không mang lại hiệu quả như mong đợi. Mặt khác, hệ thống cơ quan thực thi, đặc biệt là hệ thống cơ quan hành chính và hệ thống tư pháp của chúng ta còn cần hoàn thiện. Vì vậy, đây là một trong những khó khăn đối với Việt Nam nếu cơ quan nhân quyền ASEAN được trao cho chức năng xem xét các vi phạm nhân quyền tại các quốc gia thành viên.
CHƢƠNG 3 - CƠ QUAN NHÂN QUYỀN ASEAN: PHƢƠNG THỨC ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG, XU HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA VIỆT NAM