Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của GTVT đến môi trường đô thị.

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 118 - 123)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

b. Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của GTVT đến môi trường đô thị.

Trong các đô thị với mật độ và số lượng lớn các PTVT rất lớn cần có các biện pháp về GTDT để giảm thiểu ảnh hưởng của nó tới môi trường.

- Ưu tiên phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) có sức chứa lớn: Căn cứ vào các điều kiện kinh tế - kỹ thuật, nhu cầu đi lại và đặc điểm của mỗi đô thị để xây dựng mạng lưới VTHKCC bao gồm các phương thức vận tải khác nhau để

phục vụ nhu cầu của dân cư đô thị như: Tầu điện ngầm, tàu điện bánh sắt, tầu điện trên cao, ô tô buýt, tàu điện bánh hơi...

Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam và các đô thị thì hệ thống VTHKCC, trong đó chủ yếu là ô tô buýt để dần thay thế các phương tiện đi lại cá nhân như xe đạp, xe máy..

Trong tương lai gần các thành phố lớn (có dân số trên một triệu người) phải tiến hành xây dựng tàu điện ngầm để vừa giải quyết ách tắc giao thông, vừa giảm thiểu ảnh hưởng của GTVT đến môi trường đô thị.

Đầu tư phát triển VTHKCC có thể tiết kiệm quỹ đất, tiết kiệm được vốn đầu tư cho việc xây dựng hệ thống giao thông đô thị. Nhà nước cần có những chính sách và những biện pháp hỗ trợ mang tính đồng bộ giữa kinh tế - xã hội - môi trường để đẩy nhanh việc phát triển VTHKCC tại các đô thị lớn ở Việt Nam.

- Tổ chức quản lý giao thông đô thị hợp lý: Hạn chế các phương tiện ra vào đô thị, có phân luồng giao thông trong các đô thị. Một trong các biện pháp để hạn chế tác động của giao thông đến môi trường đô thị là hạn chế các phương tiện vào trong khu vực trung tâm, cấm các phương tiện hoạt động trong một số tuyến hoặc chỉ cho hoạt động trong những giờ nhất định có mật độ giao thông thấp.

Tổ chức điều khiển giao thông tốt hơn, tránh ùn tắc và đặc biệt không để ngập úng trên các đường phố (đợt úng ngập ở Hà Nội vào đầu tháng 8 năm 2001 là một ví dụ).

Các phương tiện cấm hoạt động chủ yếu là các phương tiện cũ nát thải ra nhiều khí thải, độ ồn lớn, hình thức cũ làm mất mỹ quan đô thị.

Đối với các xe liên tỉnh chỉ thông qua các đô thị phải đi theo các tuyến đường vành đai không đi vào thành phố. Có thể đưa ra các biện pháp sau đây để hạn chế xe vào các đô thị.

+ Kiểm soát và tổ chức lại giao thông. + Cấm một số loại xe ra vào khu vực đô thị. + Giảm các phương tiện dừng đỗ.

+ Tăng giá bến bãi đỗ xe. + Thu tiền sử dụng đường.

- Cải tạo lại hệ thống đường: nâng cấp xây dựng mới hệ thống đường sá, đảm bảo cho giao thông thông suốt, kết hợp trồng cây xanh hai bên đường để giảm bụi, tiếng ồn và giảm sự ô nhiễm của không khí.

Hiện nay các đô thị lớn nhiều đường hai chiều không có dải phân cách ở giữa, nhà dân ở hai bên đường làm cho trên các trục giao thông luôn có xe và người đi bộ tạt ngang bất cứ lúc nào, gây cản trở cho dòng giao thông và làm cho các phương tiện luôn

luôn thay đổi tốc độ. Để giải quyết vấn đề này, cần phải phân luồng ở nhiều tuyến đường, hạn chế đến mức tối đa các lối rẽ, đưa sân ga ra vùng ven đô, quy hoạch lại các nút giao thông chưa hợp lý để đảm bảo dòng giao thông thông suốt.

- Nên quy định giờ đi làm, giờ tan tầm lệch nhau giữa các cơ quan trung ương và các cơ quan địa phương để tránh tập trung số lượng người vào những giờ cao điểm.

- Cải tiến các phương tiện cá nhân để giảm bớt ô nhiễm môi trường. Hiện nay trên một số thành phố như TP Hồ chí Minh, đã bước đầu sử dụng xe đạp chạy bằng điện. Loại xe này giảm ô nhiễm về khí thải và có thể chạy trong khoảng 30-50km với tốc độ 20- 30km/h. Loại xe này rất phù hợp với khoảng cách đi lại trong các đô thị.

- Các giải pháp tổng hợp khác: là sự kết hợp của nhiều giải pháp như: giáo dục môi trường, tổ chức các phong trào, chương trình, cuộc thi về chủ đề bảo vệ môi trường đô thị. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành GTVT với Môi trường thông qua quy hoạch phát triển, dự án, chương trình hành động để phát triển bền vững GTVT đô thị.

Vừa qua TP Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình thông báo tình hình giao thông ở các giao lộ chính của thành phố trên sóng FM nhằm giúp cho chủ phương tiện biết được tình hình ách tắc trên các giao lộ để chọn hành trình hợp lý, đây là một trong những biện pháp giảm thiểu môi trường do ách tắc giao thông gây ra.

+ Dự án về phát triển giao thông vận tải ở đô thị cần được xem xét song song với việc đánh giá tác động môi trường ngay ở giai đoạn phác thảo để có trước những kết luận cần thiết và lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp.

+ Các biện pháp bảo vệ môi trường liên quan đến GTVT cần được triển khai, thực hiện trong giao đoạn đến năm 2005 là:

- Phổ cập các kiến thức về môi trường cho các chủ phương tiện bằng cách phát hành tài liệu hướng dẫn sử dụng xe theo quan điểm bảo vệ môi trường và phổ biến tài liệu đó trong các lớp đào tạo lái xe, lớp thi lấy bằng lái xe, chứng chỉ...

- Đề ra các tiêu chuẩn về độ độc khí xả của xe ô tô, độ khói của xe sử dụng nhiên liệu điesel, độ ồn của xe khi chạy trong thành phố.

- Đề ra các quy định về bảo vệ môi trường cho các dịch vụ sửa chữa xe, rửa xe, cơ sở cung cấp nhiên liệu... trong thành phố.

- Đề ra chính sách thuế môi trường, áp dụng thu thuế theo các mức vi phạm các tiêu chuẩn đã đề ra về độ độc, độ khói và độ ồn đối với các xe do thành phố quản lý.

- Tổ chức mạng lưới và quản lý xe về mặt môi trường bên cạnh các thủ tục kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn hiện có.

+ Các mục tiêu cần đạt tới trong tương lai của hệ thống giao thông vận tải thành phố theo quan điểm bảo vệ môi trường.

- Xây dựng chiến lược phát triển giao thông đô thị thích hợp, lựa chọn mô hình giao thông đô thị trong tương lai bao gồm: lựa chọn kết cấu và chủng loại phương tiện vận tải và xây dựng, mở rộng mạng lưới tuyến VTHKCC, phát triển mạng giao thông được thực hiện đồng bộ trong quy hoạch và phát triển đô thị.

- Xây dựng được nề nếp sử dụng, bảo dưỡng, quản lý xe theo quan điểm bảo vệ môi trường.

- Tiến tới sử dụng các loại năng lượng ít gây ô nhiễm và các dạng năng lượng hoàn toàn sạch trong GTVT thành phố.

CHƯƠNG VIII

CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAO THÔNG VẬN TẢI

8.1. KHÁI NIỆM CHUNG

Chiến lược, kế hoạch, thể chế và luật pháp là những yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực hoạt động của bất kỳ quốc gia nào.

Hiện nay môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường băng pháp luật ở Việt Nam đưa ra từ năm 1987 trong Hội thảo bảo vệ môi trường băng pháp luật do Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ khoa học,Công nghệ và môi trường) phối hợp với Bộ Tư pháo tổ chức.

Trong tình hình của Việt Nam, biện pháp này đã nhanh chóng được áp dụng và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Người làm công tác quản lý, khoa học cần nắm được các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm thực thi các điều khoản liên quan đến mình và tọa điều kiện để các đối tượng khác thực hiện pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường.

Việt Nam, tuy bắt đầu Luật Bảo vệ môi trường khá muộn so với nhiều nước. Song chính nhờ sự định hướng đúng đắn này mà các hoạt động bảo vệ môi trường của Việt Nam nhanh chóng đạt được những kết quả khả quan sau một thời gian ngắn.

8.2. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM

Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam được Quốc Hội phê chuẩn ngày 27/12/1993.

8.2.1. Cấu trúc của Luật Bảo vệ môi trường bao gồm 7 chương và 55 điều

Phần mở đầu.

Chương I: Những quy định chung, gồm 9 điều.

Chương II. Phòng ngừa và xử lý suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường, gồm 20 điều.

Chương III: Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường, gồm 7 điều.

Chương IV: Quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường, gồm 9 điều. Chương V: Quan hệ quốc tê về Bảo vệ môi trường, gồm 4 điều. Chương VI: Khen thưởng và lỷ luật, gồm 4 điều.

Chương VII: Điều khoản cuối cùng, gồm 3 điều.

Luật Bảo vệ môi trường quán triệt các nguyên tắc chính của hoạt động bảo vệ môi trường, có thể nêu ra một số nguyên tắc sau:

- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của từng người. - Phòng ngừa ô nhiễm là chính.

- Người nào gây ô nhiễm, người đó phải trả giá.

- Tính hệ thống của Bảo vệ môi trường cũng tuân thủ các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các hoạt động chung của xã hội cũng như các luật khác.

Để điều chỉnh một số hành vi của xã hội, Luật Bảo vệ môi trường đưa ra các mức độ yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện, trong đó có mức độ cấm. Điều cấm gây tranh cãi nhiều nhất đó là “Cấm xuất khẩu, nhập khẩu chất thải”, “Cấm đốt pháo”…

Những điều kiện này về phương diện pháp luật đây là điểm tích cực cảu pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, Luật bảo vệ môi trường quy định xét xử các hành vi đã được thực hiện trước khi luật có hiệu lực (Yếu tố hồi có trong Luật bảo vệ môi trường), tạo điều kiện thực hiện một số nguyên tắc Bảo vệ môi trường và để có điều kiện thực tế giải quyết các vấn đề môi trường gay cấn của Việt nam đã bị các nguyên nhân trong quá khứ gây ra.

Luật Bảo vệ môi trường có hẳn một chương nói về quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây là một yêu cầu khách quan về sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam không thể tách rời với bảo vệ môi trường của thế giới: “Ngôi nhà chung của chúng ta”. Chúng ta cam kết tôn trọng pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, cho phép nhà nước, chính phủ ta tham gia vào tất cả các Công ước và Hiệp định quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường.

8.2.2 Chính sách bảo vệ

Trong phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm của Việt nam đã chỉ rõ:

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 118 - 123)