Các tác động môi trường tiềm tàng.

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 108 - 109)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

a. Các tác động môi trường tiềm tàng.

- Phát triển giao thông thủy trong vùng môi trường nhạy cảm ở cửa sông hoặc trong sông có thể tạo ra các vấn đề môi trường toàn vùng. Các tác động này phụ thuộc vào điều kiện địa lý, địa chất, thủy văn, sinh thái, mức độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và phương thức vận chuyển.

- Các hoạt động nạo vét, đổ bỏ đất, bùn đáy được nạo vét có khả năng gây ô nhiễm môi trường (nước, đất, không khí) cho vùng chứa bùn đáy. Trong bùn đáy, nhất là ở vùng đô thị, khu công nghiệp và vùng cửa sông hàm lượng các nhân ô nhiễm có độc tính cao như kim loại nặng, dầu mở, các hydrocacbon đa vòng... thường khá cao. Do vậy, việc nạo vét và đổ bùn đáy có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng cho cấp nước sinh hoạt, thủy sản, thủy lợi.

- Hoạt động nạo vét còn làm thay đổi địa hình đáy, bóc vở lớp cư trú của động vật đáy, tác động xấu đến hệ sinh thái nước và nguồn lợi thủy sản (ốc, hến, nghêu sò...). Ngoài ra việc tăng độ sâu, độ rộng của luồng tàu có khả năng gây thay đổi chế độ thủy văn, gia tăng xâm nhập mặn và có thể tạo điều kiện gây bồi lắng hoặc xói lở vùng xung quanh. - Việc cải thiện tuyến giao thông thủy sẽ làm tăng mật độ tàu bè, từ đó có khẳ năng gây ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ tàu và sự cố tràn dầu.

Các tác động trên (thay đổi thủy văn, bồi lắng, xói lở và sự cố tràn dầu) đều có thể dự báo định lượng phương pháp mô hình toán (xem thí dụ trong các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Nhân đối với các dự án nạo vét luồng tàu, xây dựng cảng).

- Việc xây dựng và hoạt động cảng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đất và thay đổi khả năng sử dụng đất. Vùng đất nhận bùn đáy sẽ bị ô nhiễm, từ các bãi bùn này theo nước mưa chảy tràn và nước ngấm các chất ô nhiễm sẽ lan truyền đến các vùng khác và đến tầng

nước ngầm. Hậu quả sẽ là tác động tiêu cực đến hệ sinh thái cạn, cây trồng, sức khỏe con người và chất lượng nước mặt, nước ngầm.

Việc chiếm rừng ngập mặn hoặc bãi bồi ngập mặn để xây dựng cảng sẽ gây suy thoái hệ sinh thái ngập mặn, gây ô nhiễm môi trường và suy giảm nguồn lợi thủy sản.

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 108 - 109)