An toàn trên máy mà

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 61 - 62)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

b. An toàn trên máy mà

Đá mài gồm những hạt mài được liên kết lại bằng chất dính kết (như backelit, gốm...), đá mài chịu kéo yếu nhưng thương lại làm việc ở tốc độ cao, vì vậy khi đá quay với tốc độ cao sẽ sinh ra lực li tâm lớn. Nếu đá mài không đảm bảo khả năng liên kết tốt sẽ gây vỡ đá rất nguy hiểm.

Một yêu cầu đối với đá mài là sự cân bằng của đá để đảm bảo giảm rung động khi nó quay với tốc độ cao. Trong quá trình mài, phoi mài ở dạng bụi cùng với nước làm lạnh cũng ở dạng bụic ó thể gây ra tổn thương cho mắt và cả cơ quan hô hấp (nguy hiểm nhất là các loại đá mài dùng vật liệu chứa nhiều SiO2).

Tất cả các đá mài trước khi đem sử dụng đều phải được kiểm tra, VD đối với đá có đường kính từ D30-90 cần phải kiểm tra với tốc độ cao hơn tốc độ định mức là 50%trong vòng 3 phút.

Lắp đá mài lên trục đá phải đảm bảo được cân bằng tĩnh và cân bằng động, thường cân bằng động sẽ tốt hơn cân bằng tĩnh. Khe hở trục và lỗ đá phải đảm bảo khoảng từ 2- 5% đường kính lỗ để đề phòng trục giãn nở nhiệt trong quá trình làm việc.

Vỏ che chắn của đá mài phải thiết kế sao cho nó có thể ngăn không cho đá mài khi vỡ bắn ra ngoài. Khe hở giữa đá mài và mặt bên trong của khe chắn nằm trong khoảng 10-15mm. Chiều dài vật che chắn đá không quá mỏng và phải làm theo tiêu chuẩn.

Chọn đá mài phải phù hợp với vật liệu gia công, nếu chọn đá không đúng có thể ra ứng suất nhiệt lớn dẫn đến vỡ đá; góc mở của vỏ che chắn chọn sao cho nhỏ nhất để tránh tai nạn.

3.4.4. An toàn điện, an toàn với thiết bị nâng hạ, thiết bị áp lực ( phần trên)

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w