Đất và suy thoá

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 89 - 92)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

c. Đất và suy thoá

Có 3 khía cạnh về suy thái đất được chú ý nhiều nhất đó là: Sa mạc hóa, sói mòn, nhiễm mặn hoặc úng lụt.

+ Sa mạc hóa có 3 hình thức:

- Cát lấn: xảy ra cục bộ ở vùng khô hạn và có gió to.

- Sa mạc hóa trong vùng khô hạn gây suy thoái thảm thực vật và tính đa dạng hóa sinh học, có ảnh hưởng rộng lớn hơn là cát lấn.

- Sự suy thoái dần dần của đất nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng khô hạn do hoạt động của con người.

+ Xói mòn:

Là hình thức suy thoái đất chủ yếu gây mất chất dinh dưỡng, mất chất hữu cơ. Xói mòn không những gây ra thoái hóa thậm chí mất đất mà còn gây ra một số tác dụng phụ như:

- Bồi lắng hệ thống thủy lợi và hệ thống sông suối, do đó ảnh hưởng tới tưới tiêu, nghề cá và giao thông đường thủy.

- Xói mòn và bồi lắng ngoài tác hại trên còn phân bố lại tài nguyên đất (hình thành các bãi bồi phù sa màu mỡ ven sông).

+ Hiện tượng nhiễm mặn hoặc úng lụt cũng góp phần suy thoái tài nguyên đất. Nhìn chung diện tích bị suy thoái nhiều hơn và tốc độ phát triển nhanh hơn diện tích được phục hồi.

+ Nước ta dân số đông nhưng đất đai có hạn, nhất là đất nông nghiệp. Dân số nước ta năm 1930 có 17.3 triệu; đến năm 2002 đã là 80 triệu.

Năm 1985: 0.1085 ha/người/ Năm 1994: 0.1013ha/người.

Trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, xu thế mất thêm đất nông nghiệp ngày càng tăng. Hiện nay diện tích của các đô thị chiếm hơn 3.3% diện tích tự nhiên cảu cả nước.

Tại vùng đồng bằng sông Hồng, đất đô thị chiếm 3.6% diện tích toàn vùng (456,75 ha) trong đó đất nông nghiệp giảm.

Về chất lượng đất bị ô nhiễm do việc không sử dụng hợp lý các hóa chất trong công nghiệp. Lượng thuốc sử dụng bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đang tăng nhanh. Dư lượng phân hóa học do cây không hấp thụ hết bị rửa trôi xuống các ao hồ, dòng chảy gây ô nhiễm nguồn nước, làm chết các vật thủy sinh.

Tuy vậy diện tích đất dành cho hệ thống giao thông đô thị ở nước ta lại rất thấp. Tỷ lệ đất dành cho giao thông chiếm khoảng 2% đến 8% (Hà nội 5%, thành phố Hồ chí Minh 8%) trong khi mức trung bình trên thế giới là 20% đến 28%.

Đất còn bị ô nhiễm do các phương tiện giao thông chạy trên trục đường qua các vùng đô thị và nông thôn.

d. Rừng

Rừng nước ta từ năm 1945-1993 đã mất đi gần 5 triệu ha rừng tự nhiên, đô che phủ giảm do chiến tranh và họt động khai thác rừng bừa bãi.

Rừng có tác dụng rất quan trọng. Trong bản tuyên bố của Liên hợp quốc về rừng đã nhấn mạnh: Rừng với những quá trình sinh thái phức tạp của mình, có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế và duy trì tất cả các hình thức của cuộc sống. Rừng là nguồn cung cấp gỗ, lương thực, thực phẩm và dược liệu và là kho báu của nhiều sản phẩm sinh học còn chưa được phát hiện. Rừng có chức năng như là các bể chứa nước và chứa cácbon, mà nếu không có chúng sẽ thoát vào khí quyển tạo thành một loại khí nhà kính. Rừng là nhà của nhiều loài hoang dã và với màu xanh bình yên và ý nghĩa lịch sử của mình, đáp ứng nhu cầu về văn hóa và tinh thần cảu con người.

Hậu quả của việc phá rừng rất nghiêm trọng,vì nó:

- Làm cạn kiệt tài nguyên rừng, suy giảm đa dạng sinh học. - Làm phát triển hiện tượng xói mòn, giảm độ màu mỡ của đất. - Làm tăng nguy cơ lũ lụt.

- Hạn chế khả năng bổ sung nước ngầm. - Gây lắng đọng ở hạ lưu.

Ngoài ra do mất rừng, giảm khả năng hấp thụ CO2 do đó làm trầm trọng thêm hiệu ứng nhà kính và sự biến đổi bất lợi về khí hậu.

Những hậu quả nói trên có ảnh hưởng lớn tới các công trình giao thông như: lũ lụt, bồi lắng dòng chảy… đều gây tổn thất và trở ngại đối với việc duy trì, bảo quản và khai thác công trình giao thông vận tải.

Mặt khác khi khảo sát, tìm tuyến, thiết kế và thi công, khai thác các tuyến đường ở vùng rừng núi, cần đi sâu đánh giá những tác động của tuyến đường đối với hệ sinh thái rừng và cảnh quan thiên nhiên, từ đó cân nhắc thận trọng khi chọn các phương án.

Đa dạng sinh học gồm: đa dạng loài, đa dạng gen, đa dạng sinh thái và đa dạng sử dụng. Đa dạng sinh học cung cấp những nguyên liệu giúp cộng đồng thích ứng với tương lai và những căng thẳng môi trường chưa tính hết được. Loài người phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học như điều kiện sống còn của mình. Như vậy “thuật ngữ đa dạng sinh học” có thể coi đồng nghĩa với “sự sống trên trái đất”.

Sự tuyệt chủng của một số loài là thước đo quan trọng về sức ép khắc nghiệt ngày càng tăng lên các sinh vật hoang dã tại chính nơi cư trú tự nhiên của chúng.

Khác với sự tuyệt chủng tự nhiên, sự tuyệt chủng trong khoảng 3 thế kỷ trở lại nay chủ yếu là do hoạt động của người. Trước hết là nơi cư trú của động vật hoang dã bị phá hủy, bị chia nhỏ, sau đó mới dẫn đến sự khai thác quá mức cộng sự nhập cư các loài thú cộng sự ô nhiễm.

Sự đa dạng sinh học của nước ta cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng do 2 nguyên nhân chủ yếu là: Biến động về điều kiện tự nhiên (kể cả thiên tai) và các tác động do con người gây ra.

Những biến động dị thường về khí hậu gây tình trạng nóng, lạnh, mưa, hạn hán bất thường, làm cho điều kiện sinh sống của các loài động, thực vật bị ảnh hưởng, đôi khi ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự sinh tồn của các loài. Một trong những hiện tượng tai hại thường xuyên xảy ra là là nạn cháy rừng làm mất nơi sinh sống của động vật hoang dã. Tính trong hai năm 1997 - 1998 trên cả nước đã xảy ra 1.200 vụ cháy rừng. Đặc biệt từ tháng 4-2002 ở nước ta đã xảy ra vụ cháy lớn, trong nhiều ngày thiêu trụi toàn bộ khu rừng U Minh thượng, U Minh Hạ, rừng tram CÀ Mau… mà còn phải nhiều năm sau nữa chúng ta mới có thể khôi phục lại được. Sự khai thác quá mức, khai thác có tính hủy diệt của con người đối với tài nguyên sinh học là mối đe dọa lớn nhất và thường xuyên gây ran guy cơ cho sự đa dạng sinh học. Đặc biêt tệ nạn săn bắn và buôn bán trái phép các loài động vát quý hiếm vẫn chưa bị chặn đứng. Có khoảng 300 loài động vật và 350 loài thực vật bị đe dọa nguy hiểm và có nguy cơ tuyệt chủng đã được liệt kê trong cuốn sách đỏ Việt Nam.

6.2.4. Biến đổi khí hậua. Hiệu ứng nhà kính a. Hiệu ứng nhà kính

Khí nhà kính (Green house gases). Các loại khí nhà kính bao gồm: hơi nước (yếu tố đóng góp lớn nhất vào hiệu ứng nhà kính); CO2 ; CH4; NO2, O3 (khí tự nhiên) và CFC (khí nhân tạo).

Khí CO2 (oxit cácbon) được con người đưa vào khí quyển chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch (50 - 80%), phần còn lại do cháy rừng.

CH4 (hydro cacbon) được phát ra từ vùng đất ngập mặn, đồng lúa được bón phân hữu cơ và hoạt động chăn nuôi, khai thác than và khí thiên nhiên, phân hủy rác…

NO2 (oxit nitơ) thải ra từ các đại dương và đất liền, từ việc sử dụng phân bón (hoạt động của vi khuẩn đất).

O3 (ôzôn) được thải ra do quá trình quang hóa cảu khí quyển khi oxit nitơ bị phản ứng với hợp chất hữu cơ.

CFC (khí nhà kính) do con người tạo ra (các nhà máy…), là khí nhà kính mạnh nhất.

Các khí nhà kính khác nhau về cường độ và bẫy nhiệt cảu chúng, về tuổi thọ trong khí quyển và từ đó khác nhau về ảnh hưởng đến cân bằng bức xạ của trái đất.

Các khí nhà kính thải vào khí quyển, đại dương hấp thụ chủ yếu ở tầng đối lưu. Nhiệt độ mặt đất chủ yếu tạo thành bởi sự cân bằng năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và năng lượng bức xạ nhiệt của mặt đất phát vào khoảng không vũ trụ, tạo nên hiệu ứng nhà kính làm cho sự nóng lên khí hậu dẫn đến nhiều biến đổi:

- Thay đổi độ ẩm, going bão, dâng cao mực nước biển và xói lở bờ biển. - Tăng cường khô hạn ở những vùng đất nằm sâu trong lục địa.

- Do dịch bệnh tăng lên do nóng ẩm.

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w