Theo tác hại: Bụi gây nhiễm độc (Pb, Hg, benzen ); bụi gây dị ứng; bụi gây ung thư

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 25 - 28)

(nhựa đường, phóng xạ, các chất brôm); bụi gây xơ phổi (bụi silic, amiăng)...

c. Tính chất lý hoá của bụi

Độ phân tán của bụi: là trạng thái của bụi trong không khí, nó phụ thuộc vào kích

thước, trọng lượng của hạt bụi và vào sức cản không khí. Với hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 0,1µm thì có chuyển động Brawn trong không khí.

Tính chất này cho thấy rõ ảnh hưởng của hạt bụi đến việc xâm nhập vào cơ quan hô hấp và đến phương pháp xử lý bụi.

Sự nhiễm điện của bụi: Dưới tác động của một điện trường mạnh, các hạt bụi bị nhiễm

điện và bị hút với những vận tốc khác nhau phụ thuộc vào kích thước hạt bụi. Tính chất này được ứng dụng để lọc bụi bằng phương pháp tĩnh điện.

Tính cháy nổ của bụi: hạt bụi càng nhỏ thì diện tích tiếp xúc với oxy càng lớn, hoạt tính

hoá học càng mạnh và dễ bốc cháy trong không khí. Ví dụ bột cacbon, bột sắt, bột coban, bông vải,... có thể tự bốc cháy trong không khí nếu có những mồi lửa như tia lửa điện.

Tính lắng trầm nhiệt của bụi: Cho một luồng khói bụi đi qua một ống dẫn từ vùng nóng

chuyển sang vùng lạnh hơn, phần lớn khói bị lắng trên bề mặt buồng lạnh, hiện tượng này là do các phân tử khí bị giảm vận tốc từ vùng nóng sang vùng lạnh. Sự lắng trầm của bụi được ứng dụng để lọc bụi.

d. Lọc bụi trong sản xuất công nghiệp

Trong các nhà máy xí nghiệp sản xuất (ví dụ các nhà máy hoá học, các nhà máy luyện

kim v.v...) thải ra một lượng khí và hơi độc hại đối với sức khoẻ con người và động thực vật.

Vì vậy, để đảm bảo môi trường trong sạch, các khí thải công nghiệp trước khi thải ra bầu khí quyển cần được lọc tới những nồng độ cho phép. Có các phương pháp làm sạch khí thải sau:

• Phương pháp ngưng tụ: chỉ áp dụng được khi áp suất hơi riêng phần trong hỗn hợp khí cao;

• Phương pháp đốt cháy có xúc tác: (tạo thành CO2 và H2O) có thể đốt cháy nhiều loại chất hữu cơ;

• Phương pháp hấp thụ: chất hấp thụ là nước, hoặc dung dịch kiềm.

• Phương pháp hấp phụ: thường dùng silicagen để hấp thụ khí và hơi độc. Cũng có thể dùng than hoạt tính, thường dùng để lọc sạch các chất hữu cơ rất độc.

Để lọc bụi người ta sử dụng các thiết bị lọc bụi, các thiết bị này được phân ra các nhóm chính sau đây:

- Buồng lắng bụi: dựa vào tác dụng của trọng lực.

- Thiết bị lọc bụi kiểu quán tính: lợi dụng quán tính khi thay đổi chiều hướng chuyển đọng để tách bụi ra khỏi không khí.

- Thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm (xiclon).

- Lọc bụi bằng vải, lưới thép, giấy, vật liệu xốp... trong các thiết bị lọc bụi này các lực quán tính, trọng lực và cả lực khuếch tán đều phát huy tác dụng.

- Thiết bị lọc bụi tĩnh điện: dưới tác dụng của điện trường với điện áp cao, các hạt bụi được tích điện và bị hút vào các bản cực khác dấu.

2.5.2.Tác hại của bụi

Bụi có tác hại đến da, mắt, cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hoá, các hạt bụi này bay lơ lửng trong không khí, khi bị hít vào phổi chúng sẽ gây thương tổn đường hô hấp.

Khi chúng ta thở nhờ có lông mũi và niêm mạc của đường hô hấp mà những hạt bụi có kích thước lớn hơn 5μm bị giử lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi kích thước ~2.5μm dể dàng theo không khí vào tới phế quản, phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào bao vây và tiêu diệt khoảng 90% nữa, số còn lại đọng ở phổi gây nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bụi silic, bụi amiăng/asbestos,...).

Bệnh phổi nhiễm bụi thường gặp ở những công nhân khai thác chế biến, vận chuyển quặng đá, kim loại, than v.v...

Bệnh silicose là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ làm gốm sứ,

vật liệu chịu lửa v.v... Bệnh này chiếm 40÷70% trong tổng số các bệnh về phổi. Ngoài còn có các bệnh asbestose (nhiễm bụi amiăng), aluminose (bụi bôxit, đất sét), siderose (bụi sắt).

Bệnh đường hô hấp: viêm mũi, viêm họng, phế quản, viêm teo mũi do bụi crôm, asen. Bệnh ngoài da: bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ chân lông và ảnh

hưởng đến bài tiết; bụi có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn gây ra mụn; lở loét ở da; viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.

Bệnh đường tiêu hoá: Các loại bụi sắc cạnh nhọn vào dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.

Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy, nổ rất nguy

hiểm.

Bụi còn gây ra chấn thương mắt: bụi kiềm, axit có thể gây ra bỏng giác mạc làm giảm

thị lực.

2.5.3.Các biện pháp phòng tránh bụi

a. Biện pháp kỹ thuật

- Bao kín thiết bị và dây chuyền sản xuất.

- Cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất sinh bụi để công nhân không phải tiếp xúc với bụi.

- Thay đổi phương pháp công nghệ: làm sạch bằng nước thay cho việc làm sạch bằng phun cát.

- Sử dụng hệ thống thông gió, hút bụi trong các phân xưởng có nhiều bụi.

b. Biện pháp y học

Khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh để chữa trị, phục hồi chức năng làm việc cho công nhân.

Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo, mặt nạ, khẩu trang).

2.6. Phòng chống phóng xạ

2.6.1.Các chất phóng xạ và tia phóng xạ

Tia phóng xạ là những tia mắt thường không nhìn thấy được và có khả năng ion hoá vật chất, được phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố. Những nguyên tố này gọi là những nguyên tố phóng xạ.

Hạt nhân nguyên tử có thể phát ra những tia phóng xạ sau đây:

- Tia α là chùm hạt nhân 24He, mang điện tích dương. Khả năng đâm xuyên của tia α yếu nhưng khả năng iôn hoá lại rất lớn. Trong không khí đi được khoảng 10÷20 cm, tạo được 6000 iôn/1mm đường đi.

- Tia β- là chùm các hạt electron, có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia α

- Tia β+ là những hạt có khối lượng bằng khối lượng e, mang điện tích dương, được tạo nên do sự phân huỷ của một số đồng vị phóng xạ

- Tia γ là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 0,1 nm), cũng là hạt phôtôn có năng lượng cao, có khả năng đâm xuyên rất lớn, có thể đi qua lớp chì dày vài dm, gây nguy hiểm cho con người

- Tia Rơnghen (tia X) về bản chất cũng là bức xạ điện từ giống tia γ nhưng có bước sóng dài hơn, khả năng đâm xuyên và iôn hoá tương tự tia γ

- Tia nơtron là chùm tia gồm những hạt nơtron chứa trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố (trừ H2), không mang điện tích, khối lượng bằng 1.

Tia phóng xạ có tính oxi hoá mạnh và có khả năng đâm xuyên qua các vật chất. Các chất đồng vị phóng xạ ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế... trong kỹ thuật BHLĐ dùng tia phóng xạ P210 để ion hoá không khí và trung hoà các điện tích tĩnh điện xuất hiện bên trong phân xưởng nóng và nhiễm bụi để chống cháy nổ; dùng khí phóng xạ Ar để xác định hiệu quả của hệ thống thông gió.

2.6.2.Tác hại của tia phóng xạ

a. Làm việc với các chất phóng xạ có thể bị nhiễm xạ

Khi tia bức xạ chiếu từ bên ngoài vào bề mặt cơ thể thì gọi là nhiễm độc ngoại chiếu. Khi các chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể (qua đường hô hấp, tiếu hoá, và qua da) tới tận các tổ chức của cơ thể đồng thời gây ra tác dụng chiếu xạ thì gọi là nhiễm độc nội chiếu. Có trường hợp là tác dụng hỗn hợp của cả nội chiếu và ngoại chiếu. Nhiễm xạ do nội chiếu nguy hiểm hơn vì sự đào thải chất phóng xạ ra khỏi cơ thể không dễ dàng, thời gian bị chiếu xạ lâu hơn.

b.Tác hại của nhiễm xạ

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w