- Ảnh hưởng muộn nhiễm phóng xạ mãn tính
b. Quan hệ giữa chiếu sáng và sự nhìn của mắt
Ánh sáng yêu cầu vừa phải, không quá sáng làm loá mắt, gây đầu óc căng thẳng; hoặc quá tối, không đủ sáng, nhìn không rõ cũng dễ gây tai nạn. Nhu cầu ánh sáng đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
Phòng đọc sách: 200 lux; Xưởng dệt: 300 lux; Nơi sửa chữa đồng hồ: 400 lux. Sự nhìn rõ của mắt liên hệ trực tiếp với những yếu tố sinh lý của mắt, cần phân biệt thị giác ban ngày và thị giác ban đêm.
Thị giác ban ngày:
Thị giác ban ngày liên hệ với sự kích thích của tế bào hữu sắc. Khi độ rọi E đủ lớn,
với E ≥ 10 lux (ánh sáng ban ngày) thì tế bào hữu sắc cho cảm giác màu sắc và phân biệt chi tiết của vật quan sát. Như vậy khi độ rọi E ≥ 10 lux thì thị giác ban ngày làm việc.
Thị giác ban đêm:
Thị giác ban đêm liên hệ với sự kích thích của các tế bào vô sắc. Khi độ rọi E ≤ 10 lux (ánh sáng ban đêm) thì tế bào vô sắc làm việc.
Thông thường 2 thị giác đồng thời tác dụng với mức độ khác nhau, nhưng E ≤ 0,01
lux thì chỉ có tế bào vô sắc làm việc. Khi E = 0,01÷10 lux thì cả 2 tế bào cùng làm việc.
Quá trình thích nghi
Khi chuyển từ độ rọi lớn qua độ rọi nhỏ, tế bào vô sắc không thể đạt ngay độ hoạt động cực đại mà cần có thời gian quen dần, thích nghi và ngược lại từ môi trường tối sang môi trường sáng mắt cũng cần thời gian làm quen nhất định, thời gian đó gọi chung là thời gian thích nghi. Thời gian đó khoảng 15÷20 phút từ sáng qua tối còn ngược lại thì khoảng 8÷10 phút.
Tốc độ phân giải của mắt
Quá trình nhận biết một vật của mắt không xảy ra ngay lập tức mà phải qua một thời gian nào đó. Tốc độ phân giải phụ thuộc vào độ chói và độ rọi sáng trên vật quan sát. Tốc độ phân giải tăng nhanh với độ rọi từ 0 đến 1200 lux sau đó tăng không đáng kể. Người ta đánh giá khả năng phân giải của mắt bằng góc nhìn tối thiểu αng mà mắt có thể nhìn thấy được vật. Mắt có khả năng phân giải trung bình nghĩa là có khả năng nhận biết được 2 vật nhỏ nhất dưới góc nhìn αng = 1’ trong điều kiện chiếu sáng tốt.