Nguyên nhân gây mất an toàn đối với các thiết bị áp lực

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 52 - 53)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

c. Nguyên nhân gây mất an toàn đối với các thiết bị áp lực

* Nguyên nhân kỹ thuật

- Thiết bị được thiết kế và chế tạo không đảm bảo quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, kết cấu không phù hợp, dùng sai vật liệu, tính toán sai làm cho thiết bị không đủ khả năng chịu lực, không đáp ứng yêu cầu an toàn khi làm việc lâu dài dưới tác động của các thông số vận hành tạo nguy cơ sự cố.

- Thiết bị quá cũ, hư hỏng nặng, không được sửa chữa kịp thời, chất lượng sửa chữa kém.

- Không có thiết bị kiểm tra đo lường hoặc thiết bị kiểm tra đo lường không đủ tin cậy. - Không có cơ cấu an toàn hoặc cơ cấu an toàn không làm việc theo chức năng yêu cầu. - Đường ống và thiết bị phụ trợ không đảm bảo đúng quy định.

- Tình trạng nhà xưởng, hệ thống chiếu sáng, thông tin không đảm bảo khả năng theo dõi, vận hành xử lý sự cố một cách kịp thời.

*Nguyên nhân tổ chức

Người quản lý thiếu quan tâm đến vấn đề an toàn trong khai thác, sử dụng thiết bị chịu áp lực, đặc biệt là thiết bị làm việc với áp lực thấp, thiết bị có công suất và dung tích

nhỏ, dẫn tới tính trạng quản lý chủ quan, lỏng lẻo, nhiều khi không đăng kiểm vẫn đưa vào hoạt động.

3.2.2. Những biện pháp an toàn

* Biện pháp tổ chức

- Quản lý thiết bị chịu áp lực theo các quy định trong tài liệu tiêu chuẩn, quy phạm - Đào tạo huấn luyện: người vận hành phải được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật an toàn, nắm vững thao tác khi vận hành và cách xử lý khi có sự cố xẩy ra.

- Xây dựng các tài liệu kỹ thuật: Các tiêu chuẩn, quy phạm hướng dẫn vận hành là những phương tiện giúp cho việc quản lý kỹ thuật, khai thác thiết bị một cách có hiệu quả và an toàn, ngăn ngừa sự cố, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

* Biện pháp kỹ thuật

- Thiết kế chế tao: đây là giải pháp được xem xét ngay từ khâu đầu tiên: thếit kế, chế tạo. Các giải pháp đó lao gồm việc chọn kết cấu, tính độ bền, vật liệu, giải pháp gia công. Mục tiêu của khâu thiết kế chế tạo là đảm bảo khả năng làm việc an toàn lâu dài, loại trừ khả năng hình thành các nguy cơ sự cố và tai nạ lao động

- Kiểm nghiệm dự phòng: Được áp dụng khi thiết bị mới chế tạo lắp đặt hoặc sau khi sửa chữa lớn, khám nghiệm định kỳ, khám nghiệm bất thường.

+ Kiểm tra, xem xét bên trong và bên ngoài thiết bị dể xác định tình trạng kỹ thuật, phát hiện những hư hỏng, khuyết tật...

+ Thử nghiệm độ bền bằng áp lực chất lỏng để xác định khả năng chịu lực của thiết bị. + Thử nghiệm độ kín của thiết bị bằng khí nèn

+ Kiểm tra xác định chiều dài của thiết bị, khuyết tật, mối hàn

- Sửa chữa phòng ngừa: Việc sửa chữa kịp thời sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm sự cố, tai nạn lao động và tăng tuổi thọ của thiết bị

+ Sửa chữa sự cố: để khắc phục những hư hỏng nhỏ xảy ra trong quá trình vận hành, sử dụng thiết bị.

+ Sửa chữa định kỳ: Sửa chữa vừa hoặc sửa chữa lớn nhằm thay thế từng phần hoạc thay thế toàn bộ thiết bị không còn khả năng làm việc an toàn.

3.3. Kỹ thuật an toàn với thiết bị nâng hạ

3.3.1.Những khái niệm chung

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 52 - 53)