MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6.1 PHÁT TRIỂN THEO MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 85 - 89)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6.1 PHÁT TRIỂN THEO MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HIỆN ĐẠ

6.1. PHÁT TRIỂN THEO MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HIỆN ĐẠI

Phát triển là một quá trình bao gồm nhiều thành tố khác nhau: Kinh tế, chính trị, văn hóa và không gian. Mỗi một trong số các thành tố ấy lại là một quá trình tiêu hóa nhằm biến đổi xã hội nông nghiệp, phụ thuộc vào thiên nhiên thành một xã hội công nghiệp hiện đại “ít phụ thuộc vào thiên nhiên”.

Phần lớn các khu vực trên thế giới, một thực tế đã ngày càng chứng tỏ phát triển là sự tiến hành đồng thời những cuộc tiến hóa trên 4 bình diện: kinh tế - không gian - xã hội - chính trị - văn hóa, có nghĩa là:

Phát triển = Công nghiệp hóa + Đô thị hóa + Phương tây hóa

Một số nước đang phát triển ở phương Đông, chủ trương bảo vệ bản sắc văn hóa của mình, đã phủ nhận thành tố “phương Tây hóa” và đang tìm kiếm con đường đi riêng trong phát triển. Thực tế cho thấy: cố gắng tìm con đường đi riêng trong “Phương Tây hóa” thực sự là chông gai và vất vả nhưng không phải là không thể được. Water Rostow (1963) trong cuốn sách xuất bản ở Seoul (Hàn Quốc) “Những giai đoạn của sự tăng trưởng kinh tê” đã cụ thể hóa 4 nội dung trên đây của phát triển như sau:

- Kinh tế: Một xã hội chủ yếu là nông nghiệp: Trong đó 75% hay hơn thế là dân cư lao động trong nông nghiệp, phải được cải biến như thế nào để công nghiệp, giao thông, thương mại và dịch vụ trở thành quan trọng hơn.

- Không gian xã hội chính trị: Một xã hội mà cơ cấu kinh tế, xã hội và chính trị được tổ chức xung quanh sinh hoạt của những vùng tương đối không rộng lắm và chủ yếu là tự cung tự cấp, phải tổ chức nền thương mại của mình trên một khuôn khổ quốc tế rộng rãi hơn.

- Không gian nông thôn/đô thị: Những cư dân thành thị nhất định sẽ phát triển theo một tỷ lệ cực kỳ cao.

- Văn hóa/năng suất luận: giá trị con người trong xã hội phụ thuộc vào khả năng của họ trong việc hoàn thành một số chức năng cụ thể nào đó, các chức năng này không ngừng được chuyên môn hóa cao.

Richard Bergeron trong cuốn Phản phát triển cái giá cảu công nghiệp cho rằng: các nước phát triển phương tây được hầu hết nhân loại lấy làm hình ảnh mẫu cho sự phát triển và có thể mô hình hóa khái niệm phát triển như sau:

+ Xuất phát điểm, có cấu trúc tiền công nghiệp, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với nhiều vô kể người sản xuất, số người mua hạn chế , ít sản xuất nguyên liệu. Trao đổi ít bị tiền tệ hóa.

+ Xu hướng tiến đến: Cơ cấu hậu công nghiệp sau khi trải qua quá trình công nghiệp hóa với 2/3 số người lao động làm việc trong khu vực dịch vụ. Số người sản xuất hạn chế, rất nhiều người mua, trao đổi hoàn toàn tiền tệ hóa.

* Không gian:

+ Xuất phát điểm trên 80% dân cư sống dàn trải trên những vùng đất trồng trọt (mô hình hệ thống đô thị).

+ Xu hướng đô thị hóa: Trên 80% dân cư tập trung trong những không gian địa lý hạn chế (Mô hình hệ thống đô thị).

* Xã hội chính trị:

+ Xuất phát điểm: Tính rất phức tạp của tổ chức cộng đồng bản thân cộng đồng (quy mô nhỏ- làng).

+ Xu hướng: quốc tế hóa, tính phức tạp lớn của tổ chức cộng đồng bản thân cộng đồng lớn. Tính phong phú của các thể chế (dân tộc/tôn giáo).

* Văn hóa:

+ Xuất phát điểm: Vai trò nổi bật của gia đình và cộng đồng dòng tộc trong các quan hệ xã hội (văn hóa truyền thống).

+ Xu hướng: Phương tây hóa, chủ nghĩa cá nhân, quan hệ xã hội được thực hiện chủ yếu thông qua môi giới đồng tiền (môn học Văn hóa thành thị quốc tế).

Xu hướng văn hóa này hầu như không được chính phủ các nước đang phát triển phương Đông công nhận, song hình như nó vẫn ngấm ngầm lầm lũi diễn tiến trên thực tế.

Ngay từ những năm 1960 “tăng trưởng” đã trở thành từ chủ yếu dùng để định nghĩa một lý thuyết tổng quát về phát triển:

- Khả năng phát triển trước hết phụ thuộc vào yếu tố kinh tế của nó.

- Tầm vóc phổ quát của kinh tế được quy rút về sự tăng trưởng, vậy phát triển chỉ có ý nghĩa là ghi lại một chuỗi tỷ suất, tăng trưởng tích cực, có nghĩa là GDP (tổng sản phẩm quốc dân) hàng năm. Mặc dù có những thực tế vật chất đằng sau những tỷ suất tăng trưởng kinh tế, nhưng quy toàn bộ phát triển vào nội dung tăng trưởng lại là thu hẹp quá mức khả năng phát triển, cần đảm bảo các nội dung khác của phát triển như: Sự phân phối, công bằng xã hội, còn gọi là sự phát triển không bền vững.

6.2. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC TRONG PHÁT TRIỂN6.2.1 Dân số 6.2.1 Dân số

Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:

Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v...

Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.

Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.

Tị nạn môi trường là việc con người buộc phải rời khỏi nơi cư trú truyền thống của mình tạm thời hay vĩnh viễn do những nguyên nhân môi trường gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ.

Hiện nay, trên thế giới cứ 225 người thì có một người phải tị nạn môi trường. Nguyên nhân của tị nạn môi trường là sự tổ hợp của một số yếu tố sau:

- Không có đất canh tác, mất đất cư trú. - Mất rừng, hoang mạc hoá.

- Xói mòn đất.

- Mặn hoá hoặc úng ngập.

6.2.2. Tài nguyên a. Nước a. Nước

Cung cấp nước sạch là nhu cầu cấp bách của nhiều nước. Việc nhiễm bẩn nước phổ biến nhất là do các chất thải của những người mang mầm bệnh.

Ô nhiễm nước bởi các chất độc hoặc kim loại nặng thường xảy ra ở các thủy vực trong vùng nông nghiệp, khai thác mỏ và các vùng công nghiệp. Các chất gây ô nhiễm

này không thể bị các thiết bị lọc nước loại trừ. Chúng tích lũy trong các loài động vật thủy sinh và sau đó làm ô nhiễm thực phẩm. Nước ngầm bị ô nhiễm thường ít có khả năng tự làm sạch, việc xử lý ô nhiễm rất khó khăn và tốn kém.

- Tình trạng khan hiếm nước:

Trung bình hàng năm, sông ngòi và các tầng nước ngầm cung cấp cho người dân trên trái đất khoảng 7000m3 cho mọi nhu cầu của xã hội.

Quốc gia nào có lượng nước <2000m3/ng/năm thì coi là khan hiếm nước.

Trên thế giới có 22 nước có tài nguyên nước < 1000m3/ng/năm được coi là cực kỳ hiếm (Vùng Trung Đông và Bắc phi).

Khan hiếm nước không chỉ gây khó khăn cho sinh hoạt và cho cả vấn đề kinh tế, do thiếu nước mà nhiều ngành sản xuất chỉ hoạt dộng theo mùa.

- Do ô nhiễm nước mà xảy ra lan truyền dịch bệnh như dịch tả, thương hàn, đau mắt, các bệnh ngoài da - ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người mà người nghèo, phụ nữ và trẻ em là nhóm người chịu nhiều rủi ro nhất.

Nghề nuôi trồng thủy hải sản giảm sản lượng và chất lượng.

Nhiều tác động môi trường xấu liên quan - việc đắp đập, xây hồ chứa, đào kênh mương, khai thác nước ngầm, tưới tiêu…

Tóm lại: Vấn đề nước là vấn đề hàng đầu đối với các chính sách môi trường trong phát triển bền vững. Và đặc biệt liên quan đến cộng đồng người nghèo, phụ nữ và trẻ em.

b. Ô nhiễm không khí

Vấn đề nghiêm trọng và phổ biến nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của con người là ô nhiễm bụi (bụi lơ lửng), ô nhiễm khí trong nhà nói chung và chì, sau đó là SO2 (ôxit silic).

Ô nhiễm không khí từ 3 nguồn chủ yếu là: Sử dụng năng lượng, chất thải xe cộ và sản xuất công nghiệp. Ô nhiễm không khí có hai loại:

- Loại cấp diễn (ô nhiễm cao trong thời gian ngắn): Loại này liên quan đến nhóm người sức khỏe yếu (Người cao tuổi, trẻ em, người bị viêm đường hô hấp).

- Loại trường diễn (ô nhiễm thấp trong thời gian dài): Loại này liên quan đến tất cả mọi người.

Ở các nước đang phát triển như nước ta, ô nhiễm khí trong nhà cũng không kém nguy hiểm như ô nhiễm ở các đô thị.

Khi nói đến ô nhiễm ở các đô thị, cần nêu lên các hoạt động giao thông vận tải, các phương tiện giao thông vận tải thường gây ra các chất thải như CO, NO, bụi và chì (Pb). Ngoài ra còn tạo ra tiếng ồn.

Ô nhiễm môi trường do giao thông vận tải có tác hại đến sức khỏe con người chủ yếu thông qua đường hô hấp và tiêu hóa. Hàm lượng Pb do các phương tiện giao thông vận tải phần lớn được thải vào không khí do đốt xăng dầu có pha chì. Hàm lượng chì cao trong máu của trẻ em làm hạn chế sự phát triển về thần kinh và trí tuệ, ở người lớn gây bệnh cao huyết áp (nhất là nam giới), có nguy cơ đau tim, đột quỵ gây đến tử vong.

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 85 - 89)