Các tác động của GTVT đến môi trường trong các đô thị.

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 117 - 118)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

a. Các tác động của GTVT đến môi trường trong các đô thị.

Hiện nay tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh chóng và mạnh mẽ đặc biệt là ở các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đô thị hóa là tất yếu của nền công nghiệp, nó thể hiện sự phát triển của kinh tế xã hội. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, mỗi năm dân số đô thị tăng khoảng 6,5%, hiện nay trên thế giới có khoảng 2.5 tỷ người sống trong các đô thị (chiếm khoảng 40%). Quy mô của các đô thị cũng phát triển nhanh chóng. Năm 1950 mới có một thành phố trên 10 triệu dân đến năm 1980 đã có 22 thành phố.

Môi trường đô thị là một thành phần của môi trường của vùng xung quanh, nó là kết quả của hoạt động vật chất của con người trong quá trình tác động tới tự nhiên. Môi trường đô thị luôn luôn vận động và phát triển theo quy luật động học phức tạp và tuân theo các quy luật của tự nhiên cũng như quy luật nhân tạo do con người tạo ra.

Môi trường đô thị bao gồm các thành phần tự nhiên (đất, nước, không khí) và thành phần nhân tạo ra con người tạo ra, các thành phần này tác động mạnh mẽ với nhau và hình thành các trạng thái mới, trong các đô thị thường bao gồm các khu vực sau đây tạo ra một vùng đô thị thống nhất:

- vùng đô thị (vùng trung tâm): có mật độ tập trung dân cư lớn làm biến đổi môi trường sống, vùng này có quan hệ trực tiếp với hệ sinh thái chuyển tiếp. Dân cư tập trung đông dẫn đến hàng loạt những thay đổi lớn về môi trường sống làm cho môi trường trở nên quá tải. Các khu vực ao hồ được chuyển thành đất xây dựng làm cho hệ sinh thái tự nhiên bị phá vỡ và xâm phạm.

Chức năng chính của vùng đệm là:

- Chuẩn bị cho dòng năng lượng đi vào hệ sinh thái (nguồn nguyên vật liệu), lương thực, thực phẩm ổn định.

- Khắc phục năng lượng dư thừa (nguồn năng lượng bị nhiễm bẩn). - chuẩn bị cho sự phát triển đô thị bằng cách tạo cơ sở.

Đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất làm ra của cải vật chất và là trung tâm văn hóa chính trị giao lưu.

Nhưng đô thị cũng là nơi tiêu thụ một khối lượng khổng lồ về tài nguyên như nước, năng lượng, lương thực, thực phẩm và các loại nguyên liệu khác. Đồng thời đô thị cũng là nơi dễ bị ô nhiễm môi trường vì tại đây có số lượng và mật độ dân cư đông đúc và diễn ra rất nhiều hoạt động gây ô nhiễm môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:

+ Hoạt động sản xuất công nghiệp: hoạt động này thải ra ngoài môi trường các chất thải khí độc hại, các phế thải dạng rắn, lỏng, các nguồn nhiệt.

+ Hoạt động của ngành GTVT: đây là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho môi trường bao gồm khí thải, tiếng ồn và ô nhiễm đất.

+ Hoạt động của con người trong sinh hoạt hàng ngày thải ra các chất thải vào nguồn nước, không khí và môi trường.

- GTVT là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường đô thị, với tốc độ tăng số lượng và chủng loại phương tiện cơ giới làm cho môi trường đô thị thay đổi nhanh chóng. Do các đô thị ngày càng phát triển cả về quy mô và diện tích cho nên nhu cầu đi lại càng tăng.

Hiện nay ở Việt Nam nhà nước đã có quan tâm đến phát triển giao thông công cộng tại các đô thị. Tuy nhiên sự đáp ứng của giao thông đô thị chưa đáng kể, làm cho các phương tiện cá nhân tăng mạnh mẽ. Dẫn đến bùng nổ các phương tiện cá nhân, trong khi đó hệ thống đường sá còn nhiều yếu kém, phát triển một cách chậm chạp.

Thường xuyên gây ra tắc nghẽn giao thông ở nhiều nơi, làm cho các phương tiện thường xuyên phải hay đổi tốc độ làm tiêu hao nhiên liệu, tăng khí thải đối với môi trường đô thị.

- Các phương tiện giao thông vận tải gây ra chất thải độc hại. Chỉ riêng các phương tiện giao thông cơ giới tỷ lệ chất thải độc hại chiếm tỷ lệ cao trong lượng khí thải của thành phố.

Ví dụ tại thành phố Hà nội khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới chiếm 90% lượng khí CO2, 60% lượng khí NOx, 50% các chất hữu cơ tổng hợp bay hơi.

- Ngoài ra các phương tiện giao thông cơ giới cũng gây ảnh hưởng tới việc sử dụng đất, chất lượng nước. Dọc các trục giao thông chính của các đô thị nồng độ các chất độc hại đều tăng quá mức cho phép.

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w