Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường trong tổ chức khai thác vận tải đường thủy.

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 106 - 108)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂ UÔ NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG GIAO THÔNG VẬN TẢ

7.4. Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường trong tổ chức khai thác vận tải đường thủy.

đường thủy.

Hệ thống vận tải thủy bao gồm: mạng lưới đường sông và đường biển. Mạng lưới đường sông của nước ta hiện nay có 11.000 km đã được đăng ký và khai thác cho vận tải thủy (trong tổng số chiều dai 41.000km của gần 2.360 sông và kênh rạch) và hệ thống 60 cảng biển (tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh và Bà rịa - Vũng Tàu).

Các đường giao thông nội thủy bao gồm 2500km ở phía bắc chủ yếu thuộc hệ thống sông Hồng và 4500km ở phía nam chủ yếu thuộc hệ thống sông Cửu Long. Những cản trở chủ yếu là sự bồi lắng lòng sông và mực nước dao động theo mùa.

Các cảng biển và sông lớn của đất nước ở trong những điều kiện tồi tàn vì bị bồi lắng mạnh, trang thiết bị kém, hệ thống thông tin lạc hậu, và các phương tiện bốc xếp hàng nghèo nàn. Cảng biển lớn Hải Phòng đòi hỏi phải nạo vét gần 7 triệu m3, sự mở rộng các cảng cũng bị cản trở do phát triển đô thị dày đặc ở xung quanh.

Giao thông thủy gây vấn đề ô nhiễm ở các sông, cửa sông và các vùng ven biển và nghiêm trọng nhất là ở các vùng cảng nơi có mật độ giao thông dày đặc nhất. Nước bị ô nhiễm thường gây tổn thất cho sản lượng ngư nghiệp. Ngoài ra, luôn luôn có mối đe dọa ô nhiễm do dầu bởi các tàu va chạm và tràn dầu, đặc biệt ở các hải cảng và ở những luồng hẹp.

Vấn đề bồi lắng tăng lên đang trở thành nghiêm trọng ở các sông và các vùng ven biển đang trở thành xấu đi chủ yếu là do phá rừng tăng lên và các kỹ thuật canh tác nông nghiệp không lâu bền. Vấn đề này do đó không thể được giải quyết chỉ bằng cách định kỳ nạo vét, mà còn phải được khắc phục bằng sự phối hợp liên ngành rộng rãi về hải dương học, lâm nghiệp, nông nghiệp, năng lượng và các ngành xây dựng đi kèm với hàng loạt các vấn đề khác, như điều tra tỷ mỷ về độ bồi lắng và các mẫu hình dòng chảy

hiện tại, ngăn chặn các công trình xây dựng trên biển có thể làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, ổn định hóa các bờ sông và bãi biển bằng cách phủ cây trồng, tái trồng rừng mạnh mẽ đặc biệt với những rừng đầu nguồn, bảo vệ đất và định canh định cư với các kỹ thuật canh tác lâu bền.

Môi trường biển bao gồm: nước biển, duy hải, cửa sông, vùng biển bán kín và vùng biển cả.

Việt Nam với bờ biển dài 3200km, có nhiều đảo và quần đảo dọc và trong vùng bờ biển Nam Trung Hoa.

Ảnh hưởng của con người đối với môi trường biển không nằm trong những kết quả của các hoạt động lớn trong đất liền đã góp phần và làm trầm trọng hơn việc phá hoại môi trường biển. Việc chuyển tải phù sa, các tạp chất lý hóa, sinh bằng đường sông và thông qua khí quyển là những nguồn ô nhiễm môi trường biển.

Vận tải đường sông và đường biển đã tác động tới môi trường biển và gây ô nhiễm không nhỏ.

Chất gây ô nhiễm có thể nhìn thấy được và có tính chất quan trọng nhất đổ vào môi trường biển thông qua vận tải biển đó là dầu. Người ta ước tính vận tải biển đóng góp vào sự làm ô nhiễm môi trường biển khoảng 12%. Ô nhiễm dầu dọc theo các con đường của tàu chở dầu trên thế giới. Dầu tự tràn, nếu không được xử lý, cuối cùng tìm đường tới môi trường biển duyên hải. Ngoài dầu, các tai nạn có liên quan đến chất độc hại khác cũng gây ra ô nhiễm. Các hóa chất độc hại thường được vận chuyển bằng các khoang khô, các tàu chứa chất lỏng, hoặc được đóng gói trong các tàu container hay các tàu vận chuyển hàng khô. Việc hỏng các container, mất các gói trên boong và các tai nạn vận chuyển xảy ra dẫn tới sự tàn phá môi trường biển nghiêm trọng. Năm 1985, ngoài khơi Xômani, tàu container Ariadne đã bị đắm, tàu chở 105 thành phần hóa học và một vài chất cực kỳ độc, nó đòi hỏi sự tẩy sạch phải liên quan đến nhiều tổ chức quốc tế kéo dài đến 8 tháng.

Khoảng 200 triệu tấn dầu được vận chuyển hàng năm qua các vùng biển ngoài khơi Việt Nam từ Trung Đông tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam đang tăng lên hàng năm. Biển Đông đã trở thành một trong các địa điểm thăm dò và khai thác dầu khí nhộn nhịp nhất trong khu vực và trên thế giới. Các vùng có các hoạt động dầu khí là vùng biển phía Nam. Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và các quần đảo Trường sa. Các hoạt động thông thường kèm theo việc khai thác và vận chuyển dầu gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do dầu. Các tàu chở dầu làm thoát ra biển tới 0,7% tải trọng của chúng trong quá trình vận chuyển thông thường. Sóng biển và gió đều có chiều hướng đưa lượng dầu thoát ra táp vào bờ biển Việt Nam. Tháng 10 năm 1994, vụ nghiêm trọng nhất tới nay, tàu chở dầu của Singapore đã đâm vào cầu tàu ở cảng Cát Lái... Sài gòn gần TP Hồ Chí Minh làm tràn ra 1.700 tấn dầu

gosoil. Vùng bị ảnh hưởng bao gồm khu cảng và hơn 30.000 ha ruộng lúa, trại cá và trại vịt.

Các vụ tràn dầu xảy ra vị nhiều nguyên nhân, trong đó có gia tăng mật độ đi lại, thiếu sự kiểm soát giao thông và các biện pháp an toàn không phù hợp trên một số tàu chở dầu.

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w