Yêu cầu khi khai thác, chế biến, vận chuyển quặng phóng xạ

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 30 - 33)

- Ảnh hưởng muộn nhiễm phóng xạ mãn tính

d/ Yêu cầu khi khai thác, chế biến, vận chuyển quặng phóng xạ

- Tổ chức thông gió tốt

- Phải sử dụng các trang thiết bị phòng hộ cá nhân đầy đủ - Không hút thuốc, ăn uống ở dưới mỏ

- Phải tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo trước khi về

2.7. Phòng chống điện từ trường tần số cao

2.7.1.Tác hại của điện từ trường

Ở các thiết bị điện, đặc biệt các thiết bị cao tần, siêu cao tần, tạo ra một trường điện từ có hại đối với sức khoẻ con người. Đáng lo ngại ở chỗ là cơ thể con người không có cảm giác gì dưới tác dụng của điện từ trường.

Gần nguồn cao tần hình thành hai vùng: cảm ứng và bức xạ. Cách nguồn với khoảng cách bằng 1/6 bước sóng là vùng cảm ứng chiếm ưu thế, ngoài vùng này là vùng bức xạ

Ở trong vùng cảm ứng con người chịu tác động của từ trường và điện trường thay đổi theo chu kỳ

Ở vùng bức xạ thì con người chịu tác động của một điện trường với các thành phần điện, từ thay đổi đều đặn

Cường độ điện từ trường nơi làm việc có thể thay đổi phụ thuộc vào công suất máy phát sóng, khoảng cách tới nguồn và sự phản xạ các bề mặt bao quanh.

Mức độ tác động của điện từ trường lên cơ thể con người phụ thuộc vào độ dài bước sóng, chế độ làm việc của nguồn (xung hay liên tục), cường độ bức xạ, thời gian tác dụng, khoảng cách từ nguồn tới cơ thể và sự cảm thụ riêng của từng người. Tần số càng cao, năng lượng điện từ mà cơ thể hấp thụ càng tăng.

Tác hại của sóng điện từ không chỉ phụ thuộc vào năng lượng bức xạ bị hấp thụ mà còn phụ thuộc vào độ thấm sâu của sóng bức xạ vào cơ thể. Độ thấm sâu càng cao thì tác hại càng nhiều, độ thấm sâu này phụ thuộc vào bước sóng điện từ.

Bảng 2.5

Loại sóng

Độ thấm sâu

Loại cm Loại dm Loại m

Da và các tổ chức dưới da

Vào sâu trong các tổ chức khoảng 10-15cm Vào sâu lớn hơn 15 cm

Dưới tác dụng của điện từ tần số cao, các ion của các tổ chức của cơ thể sẽ chuyển động, trong các tổ chức này sẽ xuất hiện một dòng điện cao tần. Do đó, một phần năng lượng của trường điện từ bị thấm hút.

Chịu tác dụng của điện từ trường với tần số khác nhau và cường độ lớn hơn cường độ giới hạn cho phép một cách có hệ thống và kéo dài sẽ dẫn tới sự thay đổi một số chức năng của cơ thể như hệ thống thần kinh trung ương, chủ yếu là làm rối loạn hệ thần kinh thực vật và rối loạn hệ thống tim mạch, gây ra nhức đầu, mệt mỏi, suy yếu toàn thân... Ngoài ra nó còn gây ra giảm áp lực máu, đau tim, khó thở, ảnh hưởng đến gan, lá lách...

Với năng lượng điện từ tần số siêu cao có thể làm biến đổi máu, biến đổi nhân mắt... phụ nữ chịu tác hại của sóng điện từ nhiều hơn nam giới.

Đánh giá tác hại của điện từ trường bằng cường độ tác dụng của trường, biểu thị bằng vôn/mét. Trị số giới hạn cho phép ở chỗ làm việc là 5V/m; còn đối với các lò cảm ứng để tôi, đúc kim loại thì cho phép đến 10V/m do điều kiện không bao che được thiết bị.

Ngoài ra người ta còn dùng mật độ dòng công suất được xác định bằng số năng lượng truyền qua diện tích 1cm2 vuông góc với phương truyền sóng trong 1 giây. Đơn vị tính toán là µW/cm2, mW/cm2, W/cm2.

Trị số cường độ bức xạ giới hạn cho phép của trường điện từ tần số cực cao tại chỗ làm việc được xác định như sau:

- Khi chịu tác động cả ngày thì cường độ bức xạ phải nhỏ hơn 10 µW/cm2; - Khi chịu tác động không quá 2 giờ thì nhỏ hơn 100µW/cm2;

- Khi chịu tác động không quá 15-20 phút trong ngày thì nhỏ hơn 1mW/cm2.

2.7.2.Các biện pháp phòng chống

Khi sử dụng các thiết bị cao tần cần tuân thủ quy tắc an toàn, phần kim loại của thiết bị phải được nối đất. Các thiết bị cao tần cần có rào chắn bao bọc. Để bao bọc vùng có điện từ trường người ta dùng các màn chắn kim loại có độ dẫn điện cao, xung quanh các thiết bị cao tần không nên có những vật dụng bằng kim loại nếu không cần thiết, vì nó sẽ tạo ra nguồn bức xạ điện từ thứ cấp.

Bức xạ RF là dạng bức xạ không Ion hoá. Bức xạ không Ion hoá không gây tác hại trực tiếp lên các phân tử, các mô sống hoặc không phá vỡ cấu trúc dây liên kết các phân tử trong tế bào sống để tạo nên sự Ion hoá (tức là nó không tích điện dương và âm lên các phân tử, mô sống).

Ảnh hưởng trước tiên của bức xạ RF là nung nóng các vật thể ở trong trường bức xạ của nó nếu mức công suất đủ lớn. Cơ chế hoạt động như sau : khi ta đứng trong trường bức xạ RF có cường độ mạnh thì các phân tử bị điện trường mạnh tác động buộc chúng dao động ở tần số bức xạ. Dao động này làm cho các phân tử va đập vào nhau tạo ra nhiệt nung nóng chính các phân tử. Năng lượng để từng phân tử trong cơ thể sống dao động phụ thuộc cường độ điện trường, bức xạ có cường độ mạnh hơn sẽ tạo ra năng lượng lớn hơn cho các phân tử dao động. Ví dụ một người đứng đối diện một antenna phát xạ tín hiệu ở tần số 10MHz với công suất rất lớn thì các phân tử trong cơ thể sẽ dao động ở tần số 10MHz (tức là dao động 10 triệu lần trong một giây - bằng các giác quan bình thường con người không thể nhận biết được dao động ấy) gây ra va chạm giữa các phân tử và sinh nhiệt nung nóng cơ thể. Các lò nướng siêu cao tần hoạt động theo nguyên lý này.

Như đã nói ở trên, bức xạ RF nung nóng trên cơ thể sống, có thể là dạng nung nóng từng phần hoặc toàn thân. Chẳng hạn như toàn bộ cơ thể bị nung nóng thì ta dễ nhận biết theo kinh nghiệm là nóng ở tay, chân và bàn chân. Các bộ phận cơ thể bị tác động bởi các bức xạ RF khác nhau vì vậy xảy ra hiện tượng bị nung nóng từng phần, có thể nhận biết nóng ở tay và ngón tay. Khi đứng trong trường bức xạ RF cơ thể con người giống như một anten, nếu được tiếp đất tốt thì được coi như anten một phần tư bước sóng cộng hưởng ở tần số từ 35MHz đến 40MHz. Nếu không được tiếp đất (lơ lửng trong không gian hoặc đứng trên thảm cách điện) thì giống như một antenna nửa bước sóng, cộng hưởng trong khoảng tần số từ 70MHz đến 80MHz

2.8 Chiếu sáng trong sản xuất

2.8.1. Một số khái niệm

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w