Định nghĩa về nổ

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 63 - 64)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

b. Định nghĩa về nổ

Một số phản ứng cháy có kèm theo nổ, các phản ứng này có tác hại lớn vì khi nổ sẽ sinh ra sóng áp suất phá huỷ các công trình, thiết bị xung quanh.

Có nhiều hiện tượng nổ, nhưng căn cứ vào tính chất nổ, người ta chia thành 2 loại:

Nổ lý học: là những trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng cao, vỏ thể

tích không chịu được áp suất nén nên bị nổ. Nói cách khác hiện tượng nổ này xảy ra do sự mất cân bằng áp lực giữa hai khối khí hoặc hơi một cách đột ngột. Ví dụ: nổ của bóng bay, săm xe đạp,…

Nổ hoá học: là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh gây ra. Trong khi nổ hoá học có đủ

dấu hiệu của quá trình cháy. Ví dụ: quá trình nổ của thuốc súng, bom đạn.

Giới hạn nồng độ nổ: Nồng độ thấp nhất của khi và hơi ở trong không khí có thể gây ra nổ gọi là giới hạn nổ dưới, nồng độ cao nhất của khí và hơi ở trong không khí có thể gây ra nổ gọi là giới hạn nổ trên. Khoảng nằm giữa 2 giới hạn nổ trên và nổ dưới gọi là khoảng nổ hay khoảng bắt cháy. Khoảng nổ của một chất không phải là một hằng số, nó biến đổi tuỳ theo nhiệt độ, áp suất, mồi bắt cháy và chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ khí trơ có trong hỗn hợp.

4.1.2 Điều kiện cần thiết cho quá trình cháy

Để quá trình cháy xuất hiện và phát triển được cần phải có 3 yếu tố: chất cháy, chất oxy hoá và mồi bắt cháy ( nguồn nhiệt). Thiếu một trong 3 điều kiện này thì sự cháy sẽ ngừng.

- Chất cháy: là những chất khi bị oxy hoá sẽ toả nhiệt và phát quang. Nó tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí.

- Chất oxy hoá có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí.Chất oxy hoá có thể là oxy nguyên chất, không khí, clo, flo, lưu huỳnh, và hợp chất chứa oxy khi bị nung nóng sẽ phân huỷ và tạo ra oxy tự do...Tỷ lệ pha trộn giữa chất cháy và chất oxy hoá có ý nghĩa quan trọng vì hỗn hợp quá nghèo hoặc giầu chất cháy đều không thể cháy được.

- Mồi bắt cháy có nhiều dạng như ngọn lửa trần, tia lửa điện, hồ quang điện, tia lửa sinh ra do ma sát, va đập hay chập mạch, những tàn lửa hồng. Ngoài ra mồi bắt cháy cũng có thể không phát sáng như nhiệt sinh ra do phản ứng hoá học, do nén ép đoạn nhiệt, do ma sát hoặc do tiếp xúc và nhận nhiệt từ một bề mặt nóng của thiết bị....

Không phải bất cứ một mồi bắt cháy nào cũng có thể gây ra sự cháy của hỗn hợp chất cháy và chất oxy hoá. Sự cháy chỉ xẩy ra khi lượng nhiệt cần cung cấp cho hỗn hợp đủ để cho phản ứng cháy bắt đầu và lan rộng ra. Do đó mồi bắt cháy phải có dự trữ năng lượng tối thiểu. Mồi bắt cháy phải có khả năng gia nhiệt cho một thể tích tối thiểu hỗn hợp cháy lên đến nhiệt độ tự bắt cháy.

4.1. Những nguyên nhân gây cháy và biện pháp phòng, chữa cháy4.2.1. Những nguyên nhân gây cháy 4.2.1. Những nguyên nhân gây cháy

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 63 - 64)