Quản lý thiết bị nâng

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 57 - 58)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

3. Quản lý thiết bị nâng

Thiết bị nâng là thiết bị có mức nguy hiểm cao, do đó yêu cầu việc quản lý chặt chẽ ngay từ khi chế tạo cho đến quá trình sử dụng và sửa chữa.

- Các thiết bị nâng phải được lập hồ sơ quản lý ở cơ sở. Gồm có: + Lý lịch thiết bị nâng

+ Thuyết minh hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt, bảo quản và sử dụng an toàn. - Phải tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ

- Tổ chức khám nghiệm thiết bị nâng

Đối với các thiết bị nâng, chuyển cần có các biện pháp an toàn sau:

• Việc vận chuyển nội bộ trong xí nghiệp và phân xưởng phải được hết sức coi trọng an toàn, đặc biệt là vận chuyển bằng cần cẩu, cầu trục. Đối với việc vận chuyển mặt đất, các đường vận chuyển khi xây dựng phải để ý tới đặc điểm trọng lượng và kích thước của phôi liệu, sản phẩm và phải phù hợp với phương tiện vận chuyển cơ giới thô sơ. Tất cả các vật liệu phải chuyên chở, nếu có trọng tâm cao thì phải được chằng buột cẩn thận. Các phôi hay sản phẩm hình tròn, hình ống khi chất hàng cần có giỏ hoặc thùng bao đựng. Đối với các chi tiết cồng kềnh nên vận chuyển vào thời gian nghỉ làm việc của công nhân.

• Đường vận chuyển thường xuyên trong phân xưởng không được cắt đường công nghệ sản xuất theo giây chuyền và phải có đủ chiều rộng. Việc điều khiển, ra tín hiệu vận chuyển và bốc dỡ hàng nặng phải do những người đã được huấn luyện chuyên môn về kỹ thuật và an toàn thực hiện.

• Đối với các thiết bị nâng chuyển trên không như cầu trục, cẩu lăn, cẩu côngxôn v.v... phải được thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật. Các móc phải có các chốt hàm cáp hoặc xích. Việc treo móc phải cân, đúng trọng tâm của vật và không được treo móc lệch. Khi các kiện hàng được móc cẩu phải treo tín hiệu, đèn báo cảnh giới. Cấm cẩu móc hàng di chuyển trên khu vực có công nhân đang làm việc. Việc chằng buộc cáp vào móc phải thực hiện đúng kỹ thuật. Chọn cáp, dây xích, phanh, chọn vị trí đặt cẩu, chọn tải trọng và tầm với của cẩu cho phù hợp. Chú ý tầm với và đường chuyển động của cẩu để không vướng các đường dây điện.

• Đối với các thiết bị nâng chuyển chỉ cho phép những người chuyên trách đã được huấn luyện mới được điều chỉnh. Tất cả các phương tiện nâng hạ cơ khí hoặc điện khí đều phải có lý lịch và quy định rõ quy trình vận hành an toàn. Thường xuyên kiểm tra máy, thử máy.

3.4. Kỹ thuật an toàn khi kiểm tra, Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, xe - m áy

3.4.1. Những yêu cầu chung về an toàn trong xưởng bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe-máy: máy:

1. Phải đặt dụng cụ cứu hoả, cứu thương ở nơi dễ thấy, dễ lấy nhất. 2. Thực hiện đúng tác phong công nghiệp:

- Quần áo, tóc phải gọn gàng, đi giày (chống trơn trượt; phoi kim loại đâm; dụng cụ, chi tiết rơi vào chân,…), mũ bảo hộ; Không đeo các vật kim loại ở tay.

- Không đi lại những khu vực sản xuất khác (dễ bị điện giật, chấn thương,…) - Dụng cụ, đồ nghề luôn ngăn nắp, sạch sẽ và được sử dung hợp lí.

- Các chất thải (dầu, mỡ, giẻ…) phải tập trung vào thùng chứa riêng. 3. Không được ăn uống, hút thuốc lá khi làm việc.

4. Các biển báo được đặt, gắn trên máy móc hoặc trên tường ở vị trí dễ thấy để luôn nhắc nhở công nhân vận hành an toàn, đúng qui trình qui phạm.

5. Yêu cầu khách hàng không lại gần các khu vực làm việc để tránh tai nạn rủi ro. 6. Khi sử dụng khí nén để làm sạch chi tiết: không hướng đầu phun khí vào người khác; không dùng khí nén để phủi bụi trên người.

7. Không đùa nghịch với bình chữa cháy.

8. Dùng đèn soi có điện áp thấp khi kiểm tra, BDSC.

3.4.2. An toàn khi thực hiện bảo dưỡng- sửa chữa ô tô, xe - máy

1. Các bộ phận quay của xe:

- Đề phòng các bộ phận đang quay bị tuột, vỡ, đứt văng vào người (đứt dây đai, vỡ khớp nối,…); hoặc quần áo, tóc bị mắc vào dây đai, quạt gió, puli,…

- Khi kích cầu sau lên, nổ máy để kiểm tra hệ thống truyền lực phải chú ý: bánh xe, các đăng,… có thể gây tai nạn

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 57 - 58)