MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 74 - 75)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

5.1 CÁC KHÁI NIỆM

5.1.1 Môi trường và bảo vệ môi trường

Để làm tiền đề cho việc nghiên cứu tác động của môi trường, nên hiểu rõ thế nào là môi trường và làm quen với một số khái niệm cơ bản để hiểu biết và nghiên cứu về môi trường.

Định nghĩa môi trường

Các định nghĩa về thuật ngữ và môi trường đã tiến triển qua các năm cùng với sự phát triển trong lĩnh vực này. Ngày nay, thuật ngữ môi trường theo nghĩa rộng có thể được định nghĩa như sau:

“Môi trường là một hệ thống có tổ chức, năng động và tiến hóa của các yếu tố tự

nhiên (Vật lý, hóa học, sinh học) và nhân văn (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa) trong đó các cơ thể sống đang hoạt động và tại đó có các hoạt động của con người và hệ thống này có tác động ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, hoặc tức thời hay lâu dài, đến các sinh vật đó hay đến các hoạt động của con người tại một thời điểm nhất định và trong một vùng địa lý xác định”.

Trong khuôn khổ nghiên cứu các hoạt động của môi trường, người ta thường xét môi trường gồm 3 thực thể liên hệ chặt chẽ với nhau: Môi trường vật lý; môi trường sinh học và môi trường nhân văn. Trong một số trường hợp môi trường vật lý và môi trường sinh học được ghép tên với một tên gọi rộng hơn là môi trường tự nhiên.

Môi trường vật lý: Bao gồm tập hợp các yếu tố lý – hóa như: Không khí, nước, đất.

Đó là thành phần thiết yếu của sự sống. Do vậy việc nghiên cứu các yếu tố này có thể chia nhỏ thành các hợp phần khác nhau: thổ nhưỡng, thủy văn, khí hậu địa mạo, địa chất v.v...

Môi trường sinh học: gồm tập hợp các vật thể sống (không kể con người vì về

phương diện đánh giá môi trường sinh học thường được xét một cách tách biệt trong môi trường nhân văn). Động vật và thực vật là hai yếu tố tạo nên môi trường sinh học.

Môi trường nhân văn: Bao quát toàn bộ các hoạt động của con người có thể ảnh

hưởng hoặc gây ảnh hưởng đến các dự án. Các hoạt động này thường được nhóm họp thành các thành phần sau: sử dụng đất (đất ở và các mục đích thương mại, cơ quan, công

nghiệp) quy hoạch lãnh thổ nông nghiệp, lâm nghiệp, hoạt động du lịch giải trí, các dự án phát triển cơ cấu hạ tầng, âm thanh, phong cảnh, khảo sát, di sản.

Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (Điều 1): “Môi trường bao gồm các yếu

tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.

Bảo vệ môi trường: là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sach đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên của thiên nhiên.

5.1.2 Hệ sinh thái

Hệ sinh thái là một quần thể toàn ven và bền vững của các cơ thể sống (vi sinh vật, cây cỏ, động vật) hoạt động bên trong ranh giới của một môi trường vật lý xác định.

Hệ sinh thái có thể được nhóm thành hai loại lớn: Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.

Trong hệ sinh thái trên cạn, các sinh vật phụ thuộc nhiều vào khí hậu và đất. Các hệ sinh thái đất bao gồm những môi trường hết sức đa dạng như: rừng, sa mạc, thảo nguyên...

Trong hệ sinh thái dưới nước, các sinh vật phụ thược nhiều hơn vào các đặc trưng hóa lý của nước (nhiệt độ, chất lượng nước mưa) các kiểu hệ sinh thái của nhóm này rất phong phú: ao, hồ, sông, thềm lục địa, cửa sông...

5.1.3.Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm:

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 74 - 75)