Các phương tiện, trang bị chữa cháy tại chỗ

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 71 - 74)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

c. Các phương tiện, trang bị chữa cháy tại chỗ

Ngoài hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động đã nêu ở trên còn có các dụng cụ chữa cháy thô sơ. Đó là các loại bình bọt, bình CO2, bơm tay, cát, xẻng, thùng, xô đựng nước, câu liêm... Các dụng cụ này chỉ có tác dụng chữa cháy ban đầu và được trang bị rộng rãi cho các cơ quan, xí nghiệp, kho tàng. Sau đây giới thiệu một số bình chữa cháy thong dụng:

* Bình bọt hoá học:

- Cấu tạo: gồm 2 bình lồng vào nhau

+ Bình ngoài: bằng sắt, chứa dung dịch NaHCO3; Bình trong: bằng thuỷ tinh, chứa dung dịch Al SO2( 4 3)

+ Ngoài ra còn các bộ phận như:Vòi phun, que thông vòi; quai xách

- Cách sử dụng:

Sau khi lấy bình ra khỏi giá đỡ, tay phải xách bình đến cách đám cháy từ 5 đến 7m, dùng tay trái rút que sắt thông vòi rồi lật ngược bình xóc mạnh vài lần, sau vài giây bọt chữa cháy sẽ phun ra.

- Phạm vi áp dụng:

+ Diện tích chữa cháy < 1m2

+ Không dùng chữa cháy điện, đất đèn, kim loại (vì trong dung dịch có nước)

* Bình CO2:

1- Van an toàn; 2- Van đóng, mở ( tay cò); 3- Vòi phun; 4- Tay nắm; 5- Loa phun

- Cấu tạo: gồm các bộ phận chính như hình vẽ

Thân bình thường sơn màu đỏ, có quai xách. Bên trong chứa CO2bị nén với áp suất cao thành dạng lỏng, nhiệt độ - 780c.

- Cách sử dụng: Đặt bình xuống đất, tay phải cầm tay nắm hướng loa phun vào gốc lửa, tay trái mở van ( tay cò ) khi nào lửa tắt, khoá van lại.

Chú ý: Càng đưa loa phun vào gần gốc lửa càng tốt; Phải phun liên tục đến khi tắt

lửa (không phun gián đoạn); Không để khí CO2 phun vào người (gây bỏng lạnh); Không phun nơi có gió mạnh ( hiệu quả thấp); chữa cháy điện phải có ủng, găng tay…

- Phạm vi áp dụng:

+ Chữa cháy điện, chất lỏng,...

+ Không dùng chữa cháy kim loại kiềm, thuốc súng, hợp chất amoni (phân đạm)

Kí hiệu một số loại bình chữa cháy:

A: Chữa chất rắn cháy

C: Chữa chất khí cháy

D: Chữa kim loại cháy

Phần 2:

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 71 - 74)