Suy thoái tầng ôzôn

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 92 - 97)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

b. Suy thoái tầng ôzôn

Năm 1985, người ta đã thấy được sự suy giảm khủng khiếp tầng ôzôn mà thủ phạm chủ yếu là do CFC.

Suy giảm tầng ôzôn làm cho:

- Tăng khả năng bức xạ tử ngoại xuống mặt đất làm cho bệnh ung thư da và bệnh đục thủy tinh thể tăng lên.

- Ức chế hệ thống miễn dịch của người, ức chế sự sinh trưởng và quan hợp của thực vật.

- Giảm thực vật phù du biển do đó làm giảm năng suất đánh bắt hải sản.

6.3. NHỮNG NGUYÊN TÁC KHẢ THI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEF), trong tác phẩm “cứu lấy trái đất, chiến lược cho cuộc sống bền vững” năm 1991 đã nêu ra 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững. Không ai có thể phủ nhận được sự hoàn hảo tuyệt đối của các nguyên tắc đó. Tuy nhiên những nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trên thực tế một thế giới đầy biến động về chính trị và kinh tế. Năm 1997, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường thế giới tại New York (Mỹ) đã nhận định rằng hầu hết mục tiêu của chiến lược này không thực hiện được.

Thực tế cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc khác có tính khả thi hơn và thực tế hơn. Luc Hens (1995) đã lựa chọn trong số các nguyên tắc trên để xây dựng một hệ thống 7 nguyên tắc mới của phát triển bền vững, những nguyên tắc đó là:

1. Nguyên tắc về sự ủy thác của công chúng:

Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăng ngừa các thiệt hại về môi trường ở bất cứ nơi đâu xảy ra. Nguyên tắc này cho rằng công chúng có quyền đòi hỏi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời với các sự cố môi trường.

2. Nguyên tắc phòng ngừa

Ở những nơi có thể xảy ra những sự cố môi trường nghiêm trọng, cần phải có biện pháp ngăn ngừa đề phòng kể cả các biện pháp chi phí, khi chúng ta còn nghi ngờ về tác động môi trường của phát triển thì cần phải có biện pháp quản lý môi trường tương ứng với mức độ tác động xấu nhất.

3. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ

Đây kà nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững. Yêu cầu rõ ràng rằng: Việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai. Nguyên tắc này phụ thuộc vào sự áp dụng tổng hợp các nguyên tắc khác của sự phát triển bền vững.

4. Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ một thế hệ

Con người trong cùng một thế hệ hiện nay có quyền hưởng lợi một cách bình đẳng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên và bình đẳng trong một môi trường trong lành và sạch sẽ.

Nguyên tắc này đước áp dụng để xử lý mối quan hệ giữa các nhóm người trong cùng một quốc gia. Nguyên tắc này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong đối thoại quốc tế. Tuy nhiên trong phạm vi quốc gia nó cự kỳ nhạy cảm đối với các nguồn lực kinh tế - xã hội - văn hóa cảu quốc gia đó.

5. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền

Các quyết định phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác dụng. Các quyết định càn ở mức quốc gia hơn quốc tế, mức địa phương quan trọng hơn mức quốc gia.

Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm soát sự ủy quyền của các hệ thống quy hoạch ở tầm quốc tế và nhằm cổ vũ quyền của các địa phương về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi trường và các giải pháp riêng của họ.

Thường thì các vấn đề môi trường có thể phát sinh từ các lực nằm ngang tầm kiểm soát địa phương. Ví dụ như: sự ô nhiễm “ngược dòng” từ các nước láng giềng hay các cộng đồng lân cận. Trong các trường hợp này nguyên tắc ủy quyền được xếp xuống thấp hơn các nguyên tắc khác.

Người gây ô nhiễm phải chị mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Phải nội bộ hóa tất cả các chi phí môi trường nảy sinh từ các hoạt đông của họ, cho các chi phí này được thể hiện đầy đủ trong các giá hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng.

Tuy nhiên cơ chế áp dụng nguyên tắc này không nên cứng nhắc mà cần linh hoạt và trong nhiều trường hợp phải tạo điều kiện thời gian để các doanh nghiệp thích ứng với các tiêu chuẩn môi trường một cách dần dần.

7. Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền

Khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, người sử dụng phải trang trải đủ giá tài nguyên cũng như những chi phí môi trường có liên quan đến việc chế biến và sử dụng tài nguyên.

Hai nguyên tắc 6 và 7 cần phải được áp dụng theo cùng một cách thông qua hệ thống thị trường và sự điều tiết của Chính phủ.

6.4. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG TÁC MÔITRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

6.4.1. Khái niệm

Từ trước tới nay vai trò của công nghệ với sự phát triển đã được rất nhiều học giả, các nhà doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách xem xét, bàn bạc và phân tích. Nổi lên hai xu hướng chính:

+ xu hướng thứ nhất: Nhiều người cho rằng khoa học công nghệ gây nhiều tác hại hơn là lợi ích cho nhân loại và vì thế cần loại bỏ.

+ Xu hướng thứ hai: Cho rằng khoa học công nghệ tuy có tác hại trong một số lĩnh vực (môi trường, vấn đề công ăn việc làm và chất lượng cuộc sống) nhưng vẫn đem lại lợi ích kinh tế rõ ràng. Họ cho rằng nên sử dụng khoa học công nghệ nhưng phải định ra được những giới hạn để loại trừ hoặc ít nhất là hạn chế được các tác hại và phải tuân theo nhũng kế hoạch đã định cho phát triển bền vững.

Trong thực tế gần đây, cũng có nhiều công trình tham gia vào việc xây dựng các chỉ thị về phát triển bền vững có căn cứ và có thể xác định được, có thể áp dụng được cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc áp dụng các chỉ thị này cho mỗi quốc gia sẽ là một bước tiến đáng kể trong công tác phát triển bền vững.

Chưa bao giờ trong lịch sử loài người, quá trình đổi mới trong mọi lĩnh vực sản xuất lại diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh như ngày nay, và quá trình này biểu hiện rất rõ ràng trong mọi ngành thậm chí cả những ngành vẫn coi là truyền thống và bảo thủ.

Rõ ràng rằng những thay đổi này không thể đơn thuần là đổi mới về công nghệ mà còn đổi mới về kinh tế- xã hội- văn hóa.

Xem xét đặc điểm của quá trình đổi mới, chúng ta thấy rằng tiềm năng của công nghệ hiện nay có thể được điều khiển hơn nhiều so với nhiều thập kỷ trước. Nguyên

nhân là do thế giới công nghiệp đã thành công trong quá trình phát triển công nghệ, quá trình này được gọi là “phương pháp khoa học để phát triển công nghệ” hay là “công nghệ khoa học”.

Công nghệ không còn phát triển độc lập với khoa học nữa mà nó phát sinh và phát triển trên một nền tảng khoa học và tự nó là một hình thức của tri thức khoa học.

6.4.2. Đóng góp của công nghệ với nguồn tài nguyên

Con người hiện nay đang tiếp tục tìm tòi và phát hiện ra nguồn tài nguyên cần thiết cho họ (ví dụ như Uranium, mãi cho đến khi phản ứng phân hạch hạt nhân được phát minh ra mới trở thành một nguồn năng lượng. Tiến bộ trong phản ứng hạt nhân cũng làm cho Lithium và Đơteri có thể sinh ra năng lượng. Trong cả hai trường hợp trên chính công nghệ chứ không phải nguyên liệu thô là yếu tố tạo ra năng lượng).

Ngày nay sự khan hiếm tài nguyên cả về vật chất và về lượng suy rộng ra cả tài nguyên môi trường (không khí, đất, nước, hệ sinh thái) phụ thuộc vào kỹ thuật khai thác nguồn tài nguyên. Mặt khác cũng phụ thuộc vào đặc điểm chế biến và sử dụng các nguồn tài nguyên đó. Chấp nhận công nghệ ở quy mô lớn sẽ kích thích sang tọa rất nhiểu lĩnh vực liên quan (các thiết bị, nguyên liệu, hệ thống… có lợi cho môi trường) và đem lại lợi lợi ích cho toàn cầu.

Tất cả các công nghệ mới sẽ góp phần chuyển đổi nguồn tài nguyên thiên nhiên truyền thống sang phi truyền thống và nhờ vậy sẽ mở rộng nguồn nguyên liệu thô cũng như tăng thêm số lượng các vùng địa lý và các nhà khai thác thế giới. Điều này sẽ rất có lợi cho toàn thể nhân loại bởi lẽ càng có nhiều loại hình thay thế thì thế cân bằng về chính trị và kinh tế sẽ càng cao.

Tiềm lực công nghệ sẽ có ích cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên mà do đó cũng là cho phát triển bền vững, là khả năng sản xuất ra các vật liệu nhân tạo, chất dẫn xuất hóa học, sợi hóa học và các loại thực phẩm mới…

Trên thực tế, nhiều loại hàng hóa và sản phẩm khác nhau thuộc mọi lĩnh vực sẽ tạo ra sự đa dạng về kinh tế và tạo ra nhiều cách lựa chọn khác nhau và vị thế khác nhau. Người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa phù hợp hơn, đồng thời sức ép của nhu cầu lên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được giảm bớt.

Công nghiệp đã đóng góp nhiều nhất cho quá trình đổi mới trên phương diện nâng cao hiệu quả tổng hợp của các tài nguyên.

Tóm tắt mối quan hệ giữa các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiến bộ về công nghệ theo quan điểm của phát triển bền vững được trình bày dưới hình vẽ dưới đây:

Một vấn đề trung tâm trong phát triển bền vững mà chúng ta quan tâm là mối quan hệ giữa nguồn lương thực và dân số. Đây là một vấn đề lớn về tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta đã nêu trên.

Số lượng lương thực trên toàn thế giới hiện nay đang có rất ít triển vọng. Một mặt do khan hiếm đất trồng trọt, mặt khác do ảnh hưởng xấu của các yếu tố như ô nhiễm môi trường (ô nhiễm bầu khí quyển…) thêm vào đó kỹ thuật canh tác kém phát triển, làm hại tới môi trường cũng là một nguyên nhân.

Tuy nhiên ngay cả những biện pháp, những quy trình công nghệ đã đạt được mục tiêu là tăng sản lượng lương thực phục vụ những vùng gặp nạn đói nhưng vẫn còn những nhược điểm. Trước hết, những phương pháp dành cho những vùng đất màu mỡ và được chăm tưới thường xuyên (phù hợp với mục tiêu của chương trình nhằm tăng sản lượng lương thực) rõ ràng đã đẩy ra ngoài rìa những người nông dân nghèo không có đất đai mầu mỡ và thủy lợi tốt. Thứ 2: ưu tiên trồng trọt rộng rãi một số ít loài và độc canh kéo dài cùng với sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật sẽ dẫn đến ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, đất bị thoái hóa… Do vậy các công nghệ mới này yêu cầu phải có sự theo dõi, bảo vệ thường xuyên để đảm bảo giữ được năng suất cao, tăng sức chịu đựng với sâu bệnh và phòng ngừa điều kiện môi trường xuống cấp.

6.4.3. Công nghệ môi trường

Trong vài thập kỷ qua, người ta đã nhận thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên như đất, không khí và động thực vật khi mà những hoạt động của con người (đặc biệt là công nghiệp) đang ngày càng có tác động xấu đến môi trường sống. Vì thế yếu tố môi trường đã trở thành mối quan tâm chính của tất cả các hoạt động công nghiệp và là cơ hội để thực hiện cải cách về công nghệ cả trực tiếp và gián tiếp. Những cải cách này sẽ mang lại hiệu quả mới về kinh tế và kỹ thuật cho toàn bộ quá trình sản xuất. Các “công nghệ sạch” mới đã và đang được phát triển nhằm ngăn chặn tận gốc ô nhiễm thay vì cố gắng làm giảm hậu quả của nó.

Ngăn ngừa ô nhiễm mang lại nhiều lợi ích. Nó giúp ngành công nghiệp tồn tại được bằng cách tăng cường hiệu quả kinh tế của nguồn vốn bỏ ra và làm cho ngành công nghiệp đó không mâu thuẫn với lợi ích của cộng đồng. Nó trực tiếp tạo ra lợi nhuận kinh tế bằng cách bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm chi phí để kiểm soát nguồn ô nhiễm. Nó cũng kích thích tăng trưởng không chỉ riêng cho ngành công nghiệp đó mà còn cho cả quốc gia bằng cách tạo cơ hội đa dạng hóa mà mở rộng sản xuất trên thị trường mới công nghệ tái chế, khai thác và bảo vệ môi trường.

Ngăn ngừa ô nhiễm mang lại nhiều lợi ích. Nó giúp ngành công nghiệp tồn tại được bằng cách phát triển cường độ hiệu quả kinh tế của nguồn vốn bỏ ra và làm cho ngành công nghiệp đó không mâu thuẫn với lợi ích của cộng đồng.

Nó trực tiếp tạo ra lợi ra lợi nhuận kinh tế bằng cách bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm chi phí để kiểm soát nguồn ô nhiễm. Nó cũng kích thích tăng trưởng không chỉ riêng cho ngành công nghiệp đó mà mở rộng sản xuất trên thị trường mới công nghệ tái chế, khai thác và bảo vệ môi trường.

Chương VII

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 92 - 97)