Nhiễm môi trường ở cảng hàng không

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 112 - 114)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

b. Các phương pháp thay thế:

7.5.1. nhiễm môi trường ở cảng hàng không

Cảng hàng không là một tổ hợp các công trình gồm sân bay, nhà ga hàng không cho hành khách và hàng hóa cùng với các trang bị trong nó. Các công trình mặt đất khác là bãi đỗ xe, kho nhiên liệu và mạng tiếp dầu, đài kiểm soát và chỉ huy bay, xưởng bảo dưỡng phương tiện, các trạm máy phát điện dự phòng, nhà ăn... Sự hoạt động của các phương tiện và thiết bị nói chung có tính gián đoạn và tập trung cao vào lúc có máy bay cất cánh và hạ cánh. Trong giai đoạn này mức độ ô nhiễm các loại nói chung là cao nhất. Tuy nhiên sự ô nhiễm sinh thái của cảng hàng không diễn ra liên tục do có nhiều nguồn gây ô nhiễm trong cảng.

Dưới đây là các loại ô nhiễm chính. • Tiếng ồn

Tiếng ồn chủ yếu là do động cơ máy bay phát ra và là loại ô nhiễm đáng quan tâm nhất của ngành hàng không. Giai đoạn gây ồn chính của máy bay trên sân bay là lúc máy bay cất cánh và hạ cánh. Trên đoạn đường băng dài từ 1.000-3.000m với toàn bộ công suất động cơ để lấy đà, tăng tốc và lên cao, tiếng ồn lúc cất cánh là lớn nhất. Tuy nhiên tiếng ồn lúc hạ cánh là khó chịu nhất do máy bay trải qua thời gian dài hàng chục phút để tiếp đất từ độ cao 1000m và lăn bánh trên đường băng.

Ở độ cao 50- 100m cường độ ồn rất lớn gồm các tiếng ù và rít diễn ra từng đợt 10-30 giây.

Đối với động cơ phản lực, tiếng ồn lớn hơn nhiều so với máy bay cánh quạt. Đặc biệt với tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh, tiếng ồn đã trở thành bom âm thanh làm người nghe không chịu được.

Mức ồn lớn nhất của các loại máy bay (trừ bom âm thanh) nằm trong khoảng 88- 110dB (A).

Các vùng tiếng ồn được xác định dựa trên kết quả điều tra mang tính xã hội về sự khó chịu do tiếng ồn gây ra.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về Môi trường, đã xác định 3 khu vực đồng tâm như sau:

- Khu vực “A” bao trùm toàn bộ cảng hàng không - sự khó chịu là rất mạnh. - Khu vực “B” kề với khu vực trên - sự khó chịu là mạnh.

- Khu vực “C” kề với khu vực “B”- sự khó chịu được coi là vừa.

* Ô nhiễm không khí

Các chất gây ô nhiễm do các hoạt động trong sân bay gồm có:

Những mảnh hạt lơ lửng trong không khí tập trung đến mức độ nguy hiểm đối với con người ở các màng ngoài của hệ hô hấp. Nguyên nhân là do bụi tạo ra bởi sự ma sát giữa bánh máy bay với đường bay, bởi sự tập trung các phương tiện cùng lúc.

- Ô xít cácbon (CO) hình thành do nhiên liệu không cháy hết trong lúc máy bay khởi động, chạy chậm lúc lăn bánh và tiếp cận mặt đất. Ngoài ra còn do các ô tô, máy phát điện ở quanh khu vực sân bay...

Ở sân bay Los - Angeles đã kiểm tra và thấy rằng có tới 25% chất ô nhiễm là do ô tô mang đến.

- NOx hình thành khi nhiên liệu cháy ở nhiệt độ cao trong động cơ máy bay, ô tô, máy phát điện.

- Các chất hydro cacbon CmHn.

* Ô nhiễm nước

Cảng hàng không ảnh hưởng đến nước rất nhiều trong quá trình xây dựng và khai thác. Nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu gồm có:

Do xăng, dầu rò rỉ trong khi tiếp nhiên liệu cho máy bay, xe và các máy phát điện... - Do xăng, dầu, mỡ thải ra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa máy móc

- Do các hoạt động dịch vụ thương mại khác. - Do xây dựng cảng có thể làm hỏng nguồn nước.

* Thay đổi chế độ thủy văn

Trong quá trình xây dựng cảng hàng không, các thông số hiện tại của chế độ thủy văn của cả một vùng rộng lớn có thể bị thay đổi. Nguyên nhân của những thay đổi có thể là:

- Do tiêu nước để làm khô ráo sân bãi sẽ làm giảm mức bốc hơi, gây ảnh hưởng đến động vật và thực vật.

- Việc san nền, thay đổi các độ dốc, các chỗ đào, đắp đất làm thay đổi chế độ dòng chảy trên mặt đất

- Do việc tạo nên những bề mặt rộng lớn không thấm nước (sân đường băng cho máy bay) có thể gây ra ngập lụt khu vực do bề mặt này làm tăng dòng chảy. Ngoài ra còn do việc phá bỏ những kênh tiêu nước tự nhiên...

- Xói mòn do việc tăng lưu lượng dòng chảy. Nguyên nhân cũng là do có những bề mặt rộng không thấm nước.

Ngoài những ô nhiễm chính ở trên còn phải kể đến hiện tượng khói phụt ở máy bay phản lực làm giảm độ nhìn và gây khó chịu cho mọi người trên mặt đất dưới tuyến đường hàng không và xung quanh sân bay.

Ô nhiễm do cảng hàng không đã tác động đến đời sống của dân cư quanh nó và chính bản thân những người làm việc trong cảng hàng không.

Ngoài ra còn tác động đến động vật và thực vật làm cho một số loại cây có thể bị hủy diệt hoặc cằn cỗi không phát triển. Một số loài chim không có chỗ trú đậu và có thể tìm đến tụ tập trên các đường băng gây nguy hiểm cho các máy bay... Vì vậy cần phải có những cách khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm.

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w