- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.
e. nhiễm môi trường lao động
Đây cũng là một vấn đề đáng báo động. Ba yếu tố chính là bụi, tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.
Kết quả điều tra khảo sát của Ngành Giao thông vận tải cho thấy: Đây là một ngành thu hút một lượng khá lớn người lao động. có khoảng 30 vạn công nhân thuộc các cơ sở trung ương và địa phương trong Ngành Giao thông vận tải thì có tới 25% công nhân làm trong môi trường độc hại.
Do làm việc trong môi trường độc hại cho nên công nhân Ngành Giao thông đã mắc một số bệnh nghề nghiệp như: Bênh phổi Silic; Bệnh điếc nghề nghiệp;Bênh xạm da, dám má.
5.2.5. Kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động về luật pháp, chính sách và công nghệ nhằm ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường đến một chuẩn cần thiết.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào. Như vậy ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là giảm hoặc loại bỏ các chất ô nhiễm và các chất thải vào môi trường.
- Làm sạch ô nhiễm môi trường còn gọi là kiểm soát đầu ra. Làm sach ô nhiễm môi trường là thu gom, tái sử dụng và xử lý các chất gây ô nhiễm.
Chi phí cho việc ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm bao giờ cũng rẻ và dễ làm hơn việc thu gom và xử lý các chất thải này.
Như vậy kiểm soát ô nhiễm là khống chế được ô nhiễm, đặt vấn đề ô nhiễm phụ thuộc quyền chi phối của mình bao gồm việc ngăn ngừa để môi trường không bị ô nhiễm và nếu có ô nhiễm thì phải có các biện pháp làm sạch ô nhiễm và phục hồi lại phần thiệt hại do môi trường gây ra.
Ở Việt Nam chúng ta đã đưa ra các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường:
- Thi hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật. Kiểm soát ô nhiễm môi trường là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương.
- Thông tư 276/TT-MTg về việc cấp giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm môi trường.
5.3.QUẢN LÝ CHẤT THẢI
5.3.1.Khái niệm chung về chất thải
Theo luật bảo vệ môi trường:
Chất thải là các chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở các dạng: Rắn, khí, lỏng và các dạng khác.
5.3.2. Tình hình chung về chất thải
Những năm gần đây sự phát triển kinh tế - xã hội cuả nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ đang được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng lớn chất thải rắn bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện. Các chất thải nói trên nếu không được xử lý đúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và các khu công ngiệp hiện nay chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tế.
Nguy cơ ô nhiễm do môi trường chất thải là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước.
Hiện nay trên phạm vi toàn quốc, lượng chất thải sản sinh hang ngày ước tính 19.315 tấn bao gồm:
- Chất thải bệnh viện: 212 tấn. - Chất thải sinh hoạt: 8.665 tấn.
Ước tính sơ bộ trong 20 năm qua tổng hợp chất thải có thể lên tới 130 triêu tấn. Với tỉ kệ thu gom như hiện nay mới đạt khoảng 50% tổng lượng chất thải tồn đọng môi trường vào khoảng 70 triệu tấn. Ngoài ra chưa kể đến một khối lượng rất lớn nước thải, thải ra từ các sinh hoạt đô thị.
Đa số các tỉnh, thành phố chưa có kế hoạch chôn lấp chất thải. Đặc biệt trên toàn quốc chưa có một bãi chôn lấp rác thải đúng quy cách bảo vệ môi trường.
Các chất thải không được phân loại, chất thải độc hại và chất thải sinh hoạt được tập trung và chôn lấp đơn giản cùng một địa điểm.
Chưa có các biện pháp, công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý chất thải nguy hại do sản xuất công nghiệp và các bệnh viện gây ra.
Còn thiếu một hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy chế về quản lý chất thải, thiếu sự đầu tư ngân sách của các cấp chính quyền và cán bộ, ngành trong quản lý chất thải
5.3.3 Các biện pháp quản lý chất thải
Để khắc phục tình trạng nói trên, tiến tới mục tiêu thu gom và xử lý triệt để lượng chất thải hang ngày, giữ gìn môi trường, nhằm đảm bảo sức khỏe con người, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày 3-7-1997 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ tị 199/TTg yêu cầu các bộ ngành và các địa phương quán triệt sâu sắc việc thải bỏ chất thải bừa bãi không hợp vệ sinh. Mỗi ngành, mỗi địa phương cần phải kiểm điểm sâu sắc trách nhiệm cảu mình, đề ra các chương trình, các biện pháp thiết thực, chỉ đạo sát sao và quản lý cụ thể việc quản lý chất thải, giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch. Cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
a. Quản lý việc phát sinh, thu gom vận chuyển chất thải. b. Quản lý xử lý tiêu hủy chất thải
Sau khi Chỉ thị 199/TTg ban hành, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã khẩn trương phối hợp với bộ xây dựng ban hành Thông tư liên bộ số 1890/1997/TTLB- BKHCNMT- BXD ngày 17-10-1997.
Thông tư đã hướng dẫn việc tổ chức khai triển thực hiện các nội dung đã nêu trong chỉ thị 199/TTg đối với các tổ chức và cá nhân sản sinh chất thải.
Đến cuối tháng 12/1997 đã có 24 trong số 61 tỉnh, thành phố phê duyệt quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp chất thải đô thị và khu công nghiệp, trong một số tỉnh, thành phố đã phê duyệt dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải.
5.4. SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
5.4.1. Khái niệm chung về sự cố môi trường
Trong sự vận động và phát triển của thế giới tự nhiên cũng như các hoạt động kinh tế- xa hội đều xảy ra các sự cố mà hậu quả của chúng không thể lường trước được.
Theo Luật Bảo vệ môi trường: “Sự cố môi trường là các tai biến rủi ro xảy ra
trong quá trình hoạt động cảu con người hoặc biến đổi bất thường cảu thiên nhiên gây ra suy thoái môi trường nghiêm trọng”.
Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
a) Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa, mưa axit, mưa đá, biến đổi khí hậu và các thiên tai khác.
b) Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường do hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
c) Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại các cở sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác.
d) Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nguyên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ.
5.4.2. Các sự cố môi trường
Hiện nay trên thế giới hàng ngày, hàng giờ chúng ta chứng kiến những sự cố môi trường điển hình như trận động đất năm 1994 tại thành phố KOBE của Nhật Bản chết hơn 5000 người, hàng trăm ngàn người bị thương. Thiệt hịa sơ bộ ước tính hàng trăm tỉ đô la. Trận động đất ở bang Los Angeles (Mỹ), núi lửa ở Philippin. Đặc biệt năm 1997, tình trạng cháy rừng liên mien tại Indonexia gây ô nhiễm nghiêm trọng ở nước này và ảnh hưởng đến các nước trong khu vực như: Singapore, Brunei, Philippin…
Tại nước ta, trong những năm gần đây sự cố môi trường xảy ra với cường độ gia tăng đáng kể, trong đó bao gồm các sự cố do tai biến thiên nhiên ở các tỉnh miền Trung, miền Nam: Bão lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Đặc biệt những đợt rét kéo dài từ Trung Bộ trở ra làm hang ngàn hécta lúa, hoa màu bị chết.
Cùng với lũ lụt ở miền Bắc, hạn hán ở miền Trung đã làm cho hoa màu không phát triển được.
Tháng 11-1997, cơn bão số 5 xảy ra tại một số tỉnh Đồng bằng song Cửu Long gây thiệt hịa to lớn về người và của.
Năm 2000, động đất ở Lai Châu làm cho nhiều nhà cửa, cơ quan, trường học, bệnh viện bị đổ bị hư hỏng.
Mưa đá ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc gây thiệt hại không nhỏ (nhiều nhà cửa, hoa màu… bị hư hoảng).
Đặc biệt trong năm 2002 chúng ta đã bị thiệt hại rất lớn do tai nạn cháy rừng U Minh Thượng- Rừng Chàm Cà Mau mà phải nhiều năm nữa chúng ta mới khôi phục được.
Hiện tượng sụt lở, sạt trượt lở và nứt đất diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Sự cố tràn dầu ở một số vùng cửa song và ven biển đã gây ô nhiễm môi trường ở nước ta, nước sinh hoạt và nước canh tác ở một số tỉnh nhiễm mặn, những khu vực bị ảnh hưởng của bão lụt ở các tỉnh như Bến tre đã không còn nước sinh hoạt cho dân. Lượng dầu tràn ra từ hàng ngàn chiếc tàu bị đắm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước biển và suy thái hệ sinh thái biển và các vùng đất ngập nước ven bờ.
Ngoài ra các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tàng trữ dầu, khí ngoài khơi, sự cố vỡ đường ống dẫn mềm, rò, rỉ dầu… vẫn xảy ra.
5.4.3. Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục.
Để phòng ngừa và khắc phục các sự cố môi trường nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại gây ra. Tháng 12- 1993 Quốc Hội nước ta đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường, trong đó từ Điều 30- 36 đã nêu rõ việc khắc phục sự cố môi trường bao gồm nguyên nhân gây ra sự cố, cứu tài sản, giúp đỡ, ổn định đời sống nhân dân, sửa chữa công trình, phục hồi sản xuất, vệ sinh môi trường, chống dịch bệnh, điều tra thống kê thiệt hại, theo dõi diễn biến môi trường, phục hồi môi trường vùng bị thiệt hại…
Trong thời gian gần đây, cán bộ các địa phương đã có quan tâm đến công tác ứng cứu và khắc phục sự cố môi trường. Việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường và các chỉ thị liên quan là điều kiện cần thiết để xử lý có hiệu quả sự cố môi trường. Các địa phương, các cơ sở đã có những cách làm, cách tổ chức phối hợp khá linh hoạt.
Năm 1997, Bộ khoa học, Công nghệ và môi trường đã phối hợp với các Bộ liên quan và các Sở khoa học, Công nghệ và môi trường địa phương tiến hành thống kê những thiệt hại về môi trường, đồng thời đề ra các biện pháp nhằm khắc phục những hậu quả về môi trường. Nhiều địa phương cũng đã làm tốt công tác thanh tra, giám sát và phát hiện những hiện tượng có nguy cơ gây sự cố môi trường giảm tối đa những thiệt hại về kinh tế - xã hội- môi trường.
Bô Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ quốc phòng xây dựng thông tư liên bộ về tổ chức lực lượng chuyên trách để làm nòng cốt trong việc khắc phục sự cố môi trường, đồng thời với các Bộ, các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch quốc gia về phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường.
Chương VI