Một số biện pháp giảm thiể uô nhiễm của cảng hàng không * Giảm tiếng ồn

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 114 - 116)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

b. Các phương pháp thay thế:

7.5.2. Một số biện pháp giảm thiể uô nhiễm của cảng hàng không * Giảm tiếng ồn

* Giảm tiếng ồn

+ Giảm ồn từ động cơ máy bay: người ta sử dụng động cơ có hai luồng hơi vào làm giảm tiếng ù của động cơ. Ngoài ra còn sử dụng những chất liệu cách âm phủ mặt bên trong các bộ phận quay làm giảm tiếng rít của động cơ. Từ năm 1970, các máy bay mới chế

tạo phải có chứng chỉ giới hạn mức ồn. Sử dụng các bộ tiêu âm nhưng cách làm này có ảnh hưởng đến công suất máy bay.

+ Giảm tiếng ồn do quá trình cất cánh và hạ cánh.

- Máy bay bay lên với tốc độ tối đa để nhanh chóng đạt độ cao lớn so với mặt đất.

Hạ cánh với hai độ dốc: 5-60 khi bắt đầu hạ độ cao và 30 khi lao xuống cách sân bay 5km để giảm tiếng ồn trong khu vực từ 5-13 km cách đầu sân bay.

+ Cách ly dãn khỏi khu vực bị ảnh hưởng do ồn: công tác quy hoạch đô thị và xác định vị trí sân bay hợp lý để tránh do dân bị ảnh hưởng nhiều. Các công trình trong khu vực gần sân bay phải được cách âm.

Sân bay phải được bố trí ở xa khu dân cư là tốt nhất.

* Giảm ô nhiễm không khí

Các biện pháp giảm ô nhiễm không khí được chia làm 3 loại:

- Cải tiến các động cơ máy bay và nhiên liệu sử dụng: gồm các biện pháp như chế tạo các động cơ tốt hơn, sử dụng nhiên liệu không pha chì...

Đây là giải pháp có hiệu quả nhất nhưng cũng khó thực hiện nhất. - Cải tiến các thao tác hoạt động ở mặt đất của các phương tiện.

- Nghiên cứu các giải pháp thiết kế hợp lý tổng mặt bằng cảng.

Hai giải pháp sau gồm các việc như: Bố trí các khu vực ô nhiễm xa nhau, giảm thời gian hoạt động đi lại trên mặt đất của các phương tiện.

* Giảm ô nhiễm nước

Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nước bao giờ cũng hiệu quả và đỡ tốn kém hơn các biện pháp khắc phục hậu quả.

Cần đặc biệt chú ý giải quyết những việc sau:

- Xử lý các chất thải trong sinh hoạt bằng cách khử các chất cặn bã, các chất bẩn hòa tan và các chất hữu cơ gây ô nhiễm.

- Giảm đến mức tối đa do tiếp nhiên liệu, do bảo dưỡng máy móc. Cần đào tạo các công nhân lành nghề vận hành đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh lao động. Có các thiết bị tách dầu ra khỏi nước.

- Thu gom nước chảy trên mặt các công trình và xử lý các nguồn nước dễ gây ô nhiễm từ các khu vực đỗ máy bay, ô tô, sân vận chuyển.

- Xử lý các chất thải từ các xưởng bảo dưỡng sửa chữa máy bay và ô tô.

Ngay từ khi bắt đầu lập đồ án thiết kế đã phải biết chắc chắn nhu cầu về nước cho xây dựng và khai thác cảng hàng không phù hợp với môi trường xung quanh. Phải đạt được những yêu cầu sau:

- Tỷ lệ giữa nước trên mặt đất và việc tiếp nguồn cho nước ngầm phỉ được bảo đảm. - Sử dụng các biện pháp chống xói mòn và lắng đọng khu vực xung quanh. Giữ nguyên được nước ngầm và chất lượng nước.

* Kết luận

Cảng hàng không ngày càng có vai trò quan trọng trong ngành vận tải hàng không quốc tế cũng như ở Việt Nam trong thời kỳ hiện đại hóa. Song song với sự tăng lên của vai trò là vấn đề gây ô nhiễm của cảng hàng không. Ngay từ bây giờ Việt Nam cần phải có những quy định và biện pháp giải quyết những ô nhiễm trong một cảng hàng không, đặc biệt là với những cảng hàng không quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Với những định hướng phát triển hệ thống cảng hàng không gắn với bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ, ngành hàng không Việt Nam đã và sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường chung của cả nước, phù hợp với nguyện vọng chung của nhân loại trên quả đất về việc bảo vệ môi trường sinh hoạt trong sạch cần thiết cho sự sống.

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 114 - 116)