- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.
d. Tài nguyên rừng
Rừng với những quá trình sinh thái phức tạp của mình có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và duy trì tất cả các hình thức của cuộc sống. Rừng là nguồn cung cấp gỗ, lương thực, thực phẩm và dược liệu và là kho chứa của nhiều sản phẩm sinh học còn chưa được phát hiện. Rừng có chức năng như là các bể chứa nước và chứa cácbon, mà nếu không thì chúng sẽ thải vào khí quyển tạo thành một loại khí nhà
kính. Rừng là nhà của nhiều loài hoang dã và với màu xanh bình yên và ý nghĩa lịch sử của mình, đáp ứng những nhu cầu về văn và tinh thần của con người.
5.1.4.Khái niệm về sự phát triển bền vững
Trong lịch sử nhân loại, cho đến nay chưa lúc nào như bây giờ các quốc gia, các tổ chức và mọi người lại quan tâm đến vấn đề môi trường như vậy.
Xung quanh chúng ta, càng ngày càng có nhiều bằng chứng về thiệt hại dôcn người gây ra ở nhiều khu vực của trái đất, các mức ô nhiễm nguy hiểm trong nước và không khí, đất và sinh vật sống gây ra những xáo trộn lớn.
Khái niệm về sự bảo tồn đa dạng sinh học và việc sử dụng lâu bền các thành phần của nó đã được nêu rõ lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1972 tại hội nghị Liên hợp quốc về môi trường. Năm 1973, tại phiên họp đầu tiên của hội đồng điều hành của chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), việc bảo tồn thiên nhiên, hệ động vật và nguồn gen di truyền đã được xácddinhj là lĩnh vực ưu tiên.
Sự quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế đối với mất mát to lớn cảu đa dạng sinh học đã nhóm lên các cuộc thương thuyết để phát triển một công cụ pháp lý kết nối các bên liên quan nhằm mục đích đảo lộn tình trạng báo động đó.
Năm 1986, Ủy ban về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc đã cho phép đưa ra quan niệm về phát triển bền vững để có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm hại đến khả năng thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. Bảo vệ môi trường là một ưu tiên quốc tế để phân phối lại các nguồn tài nguyên, tài chính, khoa học kĩ thuật tren quy mô toàn cầu.
Nguồn gốc chủ yếu của mọi biến đổi môi trường sống của con người đang xảy ra hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam là các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người. Các hoạt động này một mặt cải thiện môi trường sống của con người. Con người hiện đại có cuộc sống đầy đủ về vật chất, an toàn về sinh mạng, phong phú về văn hóa hơn nhiều lần con người thượng cổ, trung cổ. Mặt khác các hoạt động này lại tạo ra hàng loạt các hoạt động khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ô nhiễm, suy thoái chất lượng khắp mọi nơi trên toàn thế giới.
Các nước chậm phát triển, con người phải tự kiếm sống bằng sự khai thác không hợp lý, bóc lột cùng kiệt các tài nguyên thiên nhien khai thác được bằng các phương pháp thủ công. Đó là suy thoái môi trường do nghèo đói.
Những cộng đồng có kinh tế phát triển, với tư bản lớn, khoa học và công nghệ cao, phá hoại môi trường bằng sản xuất lớn theo chiều sâu, tiêu dùng lãng phí. Đó là suy thoái môi trường do thừa thãi, phát triển quá mức cần thiết.
Phát triển là áp lực của cuộc sống, là quy luật tất yếu của tiến hóa đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta từ khi chúng đước hình thành. Vấn đề là phát triển nhưthees nào của con gnwowif của các thế hệ ngày nay cũng như trong tương lai có được cuộc sống
hạnh phúc về vật chất và tinh thần. Đó chính là quan niệm của sự phát triển bền vững. Câu trả lời sau 20 năm tìm tòi, nghiên cứu kể từ Hội nghị quốc tế của Liên hợp quốc về môi trường sống của cúng ta tại Stockhom năm 1972 là phải “phát triển một cách bền vững”. Hội nghị nguyên thủ các quốc gia của hơn 170 quốc gia trên thế giới, họp vào tháng 6 năm 1992 tài Rio de Janiem Brasil đã nhất trí lấy “phát triển bền vững” làm mục tiêu cho toàn nhân loại trong thế kỷ XXI.
Nước ta cũng không thể dứng ngoài sự cố gắng chung này của cộng đồng quốc tế. Trong xem xét môi trường không thể không xem xét đến tính bền vững của sự phát triển của nước ta.
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commisson on Environment and Development, WCED) thì “ Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hienj tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”. Xét theo quy mô toàn cầu thì những đe dọa của phá triển bền vững hiện nay của thế giới là những vấn đề sau:
- Suy giảm về độ lớn và chất lượng của các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc sống con người như đất, nước, rừng, thủy sản, khoáng sản và các dạng tài nguyên năng lượng.
- Ô nhiễm môi trường của con người với tốc độ nhanh, phạm vi lớn hơn trước. Không khí, nước, đất tại các đô thị và các khu công nghiệp và ngay cả ở nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng ven biển và đại dương ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đời sống của con người cũng như sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất.
- Biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính làm mực nước biển dâng lên, các khí CFC (khí nhà kính) đang làm thủng lá chắn ô zôn bảo vệ con người khỏi tác động nguy hiểm của các bức xạ vũ trụ.
Các vấn đề xã hội cấp bách: Nạn nghèo đói lan tràn tại các nước chậm phất triển, nạn thất nghiệp như bóng ma ám ảnh cuộc sống của nhân dân nhiều nước, kể cả những nước phát triển nhất. Sự cách biệt về thu nhập và mức sống giữa các quốc gia cũng như giữa nhóm người khác nhau trong một nước ngày càng mở rộng. Chiến tranh tàn phá hủy diệt các đô thị, làng mạc và những tài nguyên thiên nhiên, tài sản văn hóa vô giá của nhân loại.
5.2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN5.2.1. Khái niệm chung về ô nhiễm môi trường 5.2.1. Khái niệm chung về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường theo định nghĩa của các tổ chức thế giới như sau: “Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải hoặc năng lượng đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường”.
Theo định nghĩa của tổ chức môi trường nhiều quốc gia thì ô nhiễm môi trường là “
Việc làm thay đổi thành phần tính chất cẩu môi trường của một khoáng vật nào đó đãn đến mức suy thoái chất lượng môi trường vốn có của khu vực”.
Như vậy ô nhiễm môi trường là việc làm thay đổi trực tiếp hay gián tiếp các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của bất kỳ phần nào của môi trường dẫn đến sức khỏe, đến sự an toàn hoặc hưng thịnh của bất cứ giống loài sinh vật nào.
5.2.2. Các nguồn gây ra ô nhiễm
Có rất nhiều nguồn gây ra ô nhiễm môi trường:
* Nguồn điểm (Point source): Là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng phóng thỉa các tác nhân gây ô nhiểm. Các nguồn chủ điểm chủ yếu là: ống khói xe máy, xe hơi, tàu hỏa, cống xả nước thải, điểm xảy ra tai nạn tàu dầu, giàn khoan dầu khí, lò phản ứng nguyên tử.
* Nguồn không có điểm (Non - Point source): Là nguồn gây ô nhiễm có điểm nhưng không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng các tác nhân gây ô nhiễm.
Tùy thuộc vào các tác nhân gây ô nhiễm mà có thể sử dụng các thuật ngữ: “Ô nhiễm nước”, “Ô nhiễm nước biển”, “Ô nhiễm không khí”, “Ô nhiễm thực phẩm”.
5.2.3. Các tác nhân gây ô nhiễm (tác nhân ô nhiễm)
Tác nhân ô nhiễm là các hóa chất, tác nhân vật lý (màu, tia bức xạ, nhiệt độ...), tác nhân sinh học (vi trùng, vi sinh...) có khả năng tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
Hiện nay trong các hệ sinh thái nước người ta xác định trên 1500 tác nhân ô nhiễm khác nhau, trong đó có các nhóm tác nhân ô nhiễm tiêu biểu là:
- Các chất ôxit và kiềm.
- Các Anion ( sulfua, sulphit, xynua). - Các chất tẩy rửa.
- Nước thải sinh hoạt, nước thải từ chồng trại chăn nuôi. - Chất thải công nghiệp.
- Các khí thải (CO2, NO2...)
- Các chất dinh dưỡng (đặc biệt là phôtphat và nitrat). - Dầu mỡ
- Các chất thải hữu cơ có độc tính và khó phân hủy (dioxin). - Các hóa chất bảo vệ thực vật
- Các tác nhân sinh học gây bệnh giun sán, động vật đơn bào.
Khi tác nhân gây ô nhiễm được đưa vào môi trường chúng sẽ được biến đổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ( ánh sáng, nhiệt độ, hơi ẩm..) sau đó tiếp xúc với các đối tượng nhận (con người, sinh vật, thực vật...) gây tác hại đến đối tượng nhận.
Mức độ tác động của các tác nhân ô nhiễm đến đối tượng nhận phụ thuộc vào nhiểu yếu tố, bản chất hóa lý của tác nhân ô nhiễm, nồng độ ô nhiễm ban đầu của tác nhân, các yếu tố môi trường xung quanh và độ nhạy cảm tương đối cũng như khả năng miễn dịch cảu từng cá thể.
5.2.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam