AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY 4.1 Những kiến thức cơ bản về cháy nổ

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 62 - 63)

- Chiếu sáng hỗn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ.

AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY 4.1 Những kiến thức cơ bản về cháy nổ

4.1. Những kiến thức cơ bản về cháy nổ

4.1.1 Khái niệm a. Định nghĩa về cháy a. Định nghĩa về cháy

Quá trình cháy là một phản ứng hoá học, có toả nhiệt và phát sinh ánh sáng.

Quá trình cháy là quá trình hoá lý phức tạp, trong đó xảy ra các phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát sáng. Cháy chỉ xảy ra khi có 3 yếu tố:

♦ Chất cháy (than, gỗ, xăng, dầu, khí mêtan, hydrô, monoxit cacbon CO); ♦ Ôxy trong không khí > 14÷15%;

♦ Nguồn nhiệt thích ứng (ngọn lửa, thuốc lá hút dở, chập điện,...).

Đây là 3 dấu hiệu đặc trưng cho quá trình cháy, là căn cứ để phân biệt cháy với các hiện tượng hoá, lý khác. Do toả nhiệt lớn nên có nhiệt độ cao và phát sáng được.

- Quá trình cháy gồm hai quá trình cơ bản:

+ Quá trình hoá học: là phản ứng giữa chất cháy và chất oxy hoá

+Quá trình vật lý: gồm hai quá trình: quá trình khuyếch tán khí ( khuyếch tán khí oxy từ không khí vào phản ứng cháy và khuyếch tán sản phẩm chát từ vùng cháy ra ngoài) và quá trình truyền nhiệt giữa vùng đang cháy ra ngoài.

- Tốc độ của quá trình cháy phụ thuộc vào tốc độ của phản ứng hoá học và tốc độ của quá trình vật lý.Trong thực tế quá trình cháy xảy ra ở nhiệt độ khá cao, nên tốc độ của

phản ứng hoá học rất lớn còn tốc độ khuyếch tán khí và truyền nhiệt nhỏ hơn nhiều, khi ấy tốc độ quá trình cháy được xác định bằng tốc tộ khuếch tán khí và truyền nhiệt

- Nhiệt độ bắt cháy: là nhiệt độ mà ở đó ta đưa mồi lửa vào vật cháy thì vật bùng cháy. - Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó hỗn hợp có thể cháy được mà không cần mồi lửa từ bên ngoài..

Một phần của tài liệu bài giảng ATLD và Môi trường công nghiệp (Trang 62 - 63)