Sản lƣợng và diện tích cà phê tại các vùng cung cấp của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 56 - 58)

Tỉnh

Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Sản lƣợng Công

ty thu mua (tấn) 2009 2010 2009 2010 2010 Đắc Lắc 125.000 132.000 205.000 235.000 24.000 Gia Lai 24.215 26.215 32.520 33.520 6.800 Kon Tum 8.300 9.200 13.500 15.000 4.000 Đồng Nai 22.000 22.500 25.142 25.566 5.200 Tổng 179.515 189.915 276.162 309.086 40.000

Nguồn: Phịng kinh doanh, Cơng ty Tín Nghĩa

Biểu đồ 2.2: Sản lƣợng và diện tích cà phê tại các vùng cung cấp của Cơng ty.

Các tỉnh ở bảng 2.1 là những vùng trồng cà phê xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là nguồn khai thác chính của Cơng ty. Diện tích, sản lƣợng và năng suất cà phê tại các khu vực này tăng nhanh qua các năm. Sản lƣợng thu mua của Công ty năm 2010 tại các vùng trồng cà phê nhiều nhất là tại Đắc Lắc chiếm gần 60% sản lƣợng xuất khẩu tƣơng đƣơng 24000 tấn, các vùng còn lại lần lƣợt chiếm 17%, 10% và 13% sản lƣợng xuất khẩu tƣơng đƣơng 6800 tấn, 4000 tấn và 5200 tấn. Mặc dù giống cà phê đƣợc trồng ở Đồng Nai có hƣơng vị dịu, thơm ngon đƣợc ngƣời tiêu dùng Nhật Bản và một số nƣớc ƣa chuộng nhƣng kích cỡ hạt cà phê ở Đồng Nai nhỏ hơn ở Đắc Lắc gây ảnh hƣởng đến việc phân loại cà phê về tiêu chuẩn cơ lý cho nên số lƣợng cà phê Công ty thu mua tại Đồng Nai không nhiều nhƣ Đắc Lắc.

Tuy nhiên, thị trƣờng đầu vào của Cơng ty vẫn cịn thiếu bền vững và chất lƣợng hạt cà phê giảm sút do ở khâu chăm sóc cây cà phê chƣa thực sự hiệu quả. Nhiều nông dân trồng cà phê khơng đủ vốn đầu tƣ chăm sóc, thu hoạch chỉ dựa vào thủ công và bằng cơng sức của ngƣời lao động là chính, khi thu hoạch lại hái lẫn nhiều quả xanh và sau khi thu hoạch chủ yếu chế biến theo phƣơng thức thủ công nhƣ phơi dày, ủ đống, không phơi ngay, phơi trên sân đất nên độ khô của cà phê chƣa đƣợc đồng đều và chƣa đạt tiêu chuẩn làm cho hạt cà phê dễ bị mốc, nhiều tạp chất.

Tình trạng trên là một thực tế khơng đáng có của cà phê Việt Nam nói chung và của Cơng ty nói riêng do thị trƣờng chƣa thống nhất, chƣa có mối liên kết giữa các nhà xuất khẩu với những ngƣời nông dân sản xuất để tạo nên nguồn nguyên liệu mạnh của ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

2.2.3. Cơ cấu mặt hàng và chất lƣợng xuất khẩu.

Xuất khẩu cà phê nhân Robusta chiếm 95%, còn lại 5% là cà phê Arabica, còn mặt hàng cà phê rang xay, cà phê hòa tan 3 trong 1 vẫn chƣa tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

Đa số lƣợng cà phê xuất khẩu của Công ty vẫn là cà phê nhân thô, cà phê nguyên liệu loại Robusta có giá trị thấp chủ yếu để làm cà phê hòa tan. Những loại cà phê đã qua chế biến nhƣ cà phê rang xay, cà phê hòa tan chƣa đƣợc chú trọng tới trong hoạt động xuất khẩu. Cà phê xuất khẩu chất lƣợng cao của Công ty chiếm tỷ lệ thấp chƣa tới 25% tổng sản lƣợng xuất khẩu nguyên nhân một phần do công nghệ chế biến ở mức độ trung bình, máy móc thiếu đồng bộ. Do đó, sự phát triển của Công ty phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu cà phê thơ có thuận lợi hay không.

Công ty cung cấp đa dạng sản phẩm theo nhiều tiêu chuẩn chất lƣợng cà phê Robusta và một phần Arabica nhƣ cà phê chế biến khơ, cà phê đánh bóng, cà phê khơng có hạt đen, hạt vỡ…nhƣng vẫn là ngun liệu thơ có giá trị gia tăng còn thấp.

Với mặt hàng cà phê nhân, ngồi các “Tiêu chuẩn kỹ thuật thơng thƣờng”(bảng 2.2), Công ty cũng đã phát triển nhiều loại sản phẩm với tiêu chuẩn phẩm chất có tên “Tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu cụ thể”(bảng 2.3; bảng 2.4) nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu đa dạng của khách hàng nhƣng số lƣợng cà phê xuất khẩu theo tiêu chuẩn cao còn chiếm tỷ lệ thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)