5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.3.1. Brazil [6]
Brazil là quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế kỷ 17, phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay. Trƣớc đây, cà phê chiếm tới 80% tổng thu nhập từ xuất khẩu, nhƣng nay chỉ còn là 20% do giá trị xuất khẩu của các ngành hàng khác tăng mạnh. Mặc dù vị trí của ngành cà phê giảm mạnh trong cơ cấu xuất khẩu, nhƣng Brazil vẫn là nƣớc xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sản lƣợng tƣơng đối ổn định. Thành tựu này đạt đƣợc một phần là nhờ nƣớc này có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, để đƣa ra thông tin và dự báo thị trƣờng cà phê chính xác.
Dù điều kiện đất đai của Brazil không hẳn đã tốt hơn Việt Nam nhƣng nhờ có giống tốt và đồng bộ, quy trình kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến nên chất lƣợng cà phê của Brazil luôn cao và tạo uy tín với thế giới.
Ngành cà phê của Brazil có 4 nhóm tổ chức chính:
Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã);
Tổ chức của các nhà rang xay;
Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan;
Và tổ chức của các nhà xuất khẩu.
Các tổ chức này cùng tham gia vào một quá trình làm việc khoa học bao gồm:
Thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách;
Xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê;
Thực hiện các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, tăng cƣờng chất lƣợng cà phê. Brazil xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Sản xuất cà phê của các Hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lƣợng cà phê của cả nƣớc. Ngoài ra, Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác nhƣ nhóm
các tổ chức nghiên cứu cà phê nhằm chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê .
Nhờ vậy, Brazil không chỉ đứng đầu về lƣợng cà phê xuất khẩu mà còn đứng thứ hai thế giới về lƣợng cà phê tiêu thụ, trong đó tiêu thụ nội địa chiếm gần 50% sản lƣợng sản xuất và không ngừng tăng lên qua các năm nhờ triển khai hiệu quả chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại toàn diện trong nƣớc.