Các tiêu chí đánh giá tính ổn định và chất lƣợng tăng trƣởng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 31 - 33)

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ xuất khẩu bền vững

1.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá tính ổn định và chất lƣợng tăng trƣởng xuất khẩu

xuất khẩu.

 Quy mơ và nhịp độ tăng trƣởng bình quân KNXK trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện việc duy trì quy mơ và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu. Đó là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm. Quy mô kim ngạch xuất khẩu đƣợc thể hiện ở chỉ tiêu tỷ trọng KNXK một nƣớc trong tổng KNXK của khu vực hoặc thế giới. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu bình quân cần đƣợc so sánh với tốc độ tăng trƣởng của GDP. Thông thƣờng, ở những nƣớc tăng trƣởng kinh tế dựa vào xuất khẩu, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hợp lý là mức cao hơn tốc độ

tăng trƣởng kinh tế từ 2 - 2,5 lần. Chẳng hạn nhƣ ở nƣớc ta, giai đoạn từ 1990-2000, xuất khẩu tăng bình quân 20%/năm, GDP tăng bình quân khoảng 7%.

 Tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP cũng là một chỉ số để đo lƣờng tính bền vững của hoạt động xuất khẩu về kinh tế. Theo đó, tỷ trọng xuất khẩu trong GDP tăng nhanh. Chỉ số này còn thể hiện độ mở của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

 Chất lƣợng tăng trƣởng xuất khẩu đƣợc thể hiện ở cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng cũng nhƣ cơ cấu xuất khẩu theo mức độ chế biến. Chẳng hạn, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một nƣớc thể hiện trình độ cơng nghiệp hóa của nƣớc đó cũng nhƣ mức độ tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu.

 Mức độ gia tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Đây là chỉ số rất quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

 Tính bền vững của hoạt động xuất khẩu còn đƣợc thể hiện qua một số yếu tố khác nhƣ chất lƣợng hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống phân phối...

1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về kinh tế.

 Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trƣởng GDP, thể hiện ở tỷ lệ phần trăm của xuất khẩu trong tăng trƣởng GDP hoặc điểm phần trăm của xuất khẩu trong mức tăng GDP.

 Chỉ số nợ trên xuất khẩu. Về thực chất, chỉ số này thể hiện mức độ an tồn về tài chính của một nƣớc, tức là mức độ đóng góp của xuất khẩu vào dự trữ ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán. Nếu chỉ số nợ trên xuất khẩu tăng liên tục trong thời gian dài, điều này cho thấy cả nợ và thâm hụt cán cân thanh tốn sẽ khơng có khả năng chịu

đựng. Trái lại, nếu chỉ số nợ có xu hƣớng giảm xuống, thì nợ sẽ có khả năng chịu đựng đƣợc và nƣớc vay nợ có khả năng trả nợ của mình.

 Tỷ lệ giữa tốc độ tăng xuất khẩu và tốc độ tăng nhập khẩu cũng thể hiện mức độ ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Nếu chỉ số tăng xuất khẩu/chỉ số tăng nhập khẩu lớn hơn 1, cho thấy sự lành mạnh của cán cân thƣơng mại nhờ tăng trƣởng xuất khẩu. Đây cũng là một chỉ số thể hiện tính lành mạnh của cán cân tài khoản vãng lai.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)