Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về môi trƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 33 - 34)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về môi trƣờng

 Mức độ ô nhiễm môi trƣờng đƣợc đo bằng nồng độ các thành phần môi trƣờng không khí, nƣớc, đất, xử lý chất thải rắn... Chẳng hạn nhƣ mối quan hệ giữa tăng trƣởng xuất khẩu và mức độ ô nhiễm hay mức độ cải thiện các thành phần môi trƣờng. Những ngành sản xuất chịu tác động lớn đến các thành phần môi trƣờng là nông nghiệp, dệt may, da giày, hóa chất, thép, xi măng...

 Mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo và mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo. Chẳng hạn, suy giảm đa dạng sinh học hay cải thiện nó dƣới tác động của việc mở rộng xuất khẩu nhƣ: xuất khẩu thủy sản và thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, tăng trƣởng xuất khẩu lâm sản và thu hẹp diện tích rừng nguyên sinh, động thực vật quý hiếm...

 Tỷ lệ các doanh nghiệp đạt đƣợc các chứng chỉ môi trƣờng. Chẳng hạn nhƣ tỷ lệ các doanh nghiệp có chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000.

 Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào kinh phí bảo vệ môi trƣờng cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá tính bền vững về môi trƣờng của hoạt động xuất khẩu. Trên thực tế khó có thể tách bạch phần đóng góp của xuất khẩu dành cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, có thể thấy đƣợc phần đóng góp này thông qua đóng góp của xuất khẩu vào tăng trƣởng kinh tế.

 Khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động xuất khẩu để hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trƣờng, ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời

dân... Chỉ tiêu này đƣợc phản ánh thông qua các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và bảo vệ môi trƣờng.

1.2.2.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về xã hội.

 Mức độ gia tăng việc làm từ việc mở rộng xuất khẩu. Điều này có thể nhận biết đƣợc qua việc phân tích mối quan hệ giữa mở rộng xuất khẩu và thu hút lao động, tạo ra những việc làm mới.

 Mức độ cải thiện thu nhập của dân cƣ từ hoạt động xuất khẩu. Các chỉ số đo lƣờng mức thu nhập, tỷ lệ nghèo đói có thể đƣợc áp dụng để đánh giá tính bền vững về xã hội của hoạt động xuất khẩu.

 Tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu áp dụng các biện pháp để cải thiện môi trƣờng và điều kiện lao động, chẳng hạn nhƣ áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 cũng là một chỉ tiêu khác đánh giá tính bền vững về xã hội của xuất khẩu.

 Phát triển bền vững xuất khẩu về mặt xã hội cũng có thể đánh giá thông qua việc phân tích cơ chế chia sẻ lợi ích từ hoạt động xuất khẩu, các vụ biểu tình, đình công của công nhân, khảo sát về bất bình đẳng thu nhập…

 Tính bền vững của hoạt động xuất khẩu còn đƣợc đánh giá thông qua các chính sách khuyến khích xuất khẩu nhƣ trợ cấp xuất khẩu, hoàn thuế xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu...

1.3. Lý luận về xuất khẩu cà phê bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)