Thống kê 10 thị trƣờng lớn nhất nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong quý I/2010

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 28 - 30)

quý I/2010.

Nguồn: Tổng cục hải quan

Trong nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trƣờng nhập khẩu cà phê

lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng tính chung khoảng 22% tổng lƣợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Số liệu thống kê của ICO cũng ghi nhận Đức và Hoa Kỳ cũng là hai thị trƣờng nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới nhƣng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trƣờng này trong năm 2008 chỉ đạt tƣơng ứng là 11,4% và 7,3%.

Vụ mùa 2009/2010 cà phê Việt Nam đã xuất đến 88 quốc gia trên thế giới, trong đó 10 nƣớc nhập khẩu nhiều nhất chiếm 62,03% thị phần. Đây là nhóm thị trƣờng rất quan trọng đối với cà phê Việt Nam. Hai nƣớc Nga và Indonesia vẫn là hai thị trƣờng truyền thống và bền vững của cà phê Việt Nam.

1.2. Lý luận về xuất khẩu bền vững.

1.2.1. Khái niệm, nội dung của xuất khẩu bền vững. [5-trang 102]

1.2.1.1. Khái niệm.

Theo lý thuyết về phát triển bền vững đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu phát triển của mọi quốc gia. Và khái niệm này đƣợc ứng dụng để xây dựng mục tiêu phát triển cho nhiều ngành và lĩnh vực. Áp dụng lý thuyết về phát triển bền vững để xây dựng khái niệm về xuất khẩu bền vững nhƣ sau: xuất khẩu bền vững là sự duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

1.2.1.2. Nội dung.

Theo khái niệm của xuất khẩu bền vững cho thấy xuất khẩu bền vững là sự kết hợp hài hòa hai nội dung (sơ đồ 1.1):

 Duy trì nhịp độ tăng trƣởng xuất khẩu cao và ổn định, đảm bảo chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc nâng cao.

 Đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa giữa các mặt của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, môi trƣờng.

Xuất khẩu tăng trƣởng cao là sự gia tăng về kim ngạch, giá trị xuất khẩu. Tăng trƣởng ở đây khơng mang tính thời vụ mà cần có sự liên tục và ổn định. Kèm theo sự tăng trƣởng về số lƣợng là chất lƣợng của sự tăng trƣởng. Sự tăng lên này dựa trên cơ sở gia tăng giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng hiện đại hóa phù hợp với xu hƣớng biến động của thế giới, sức cạnh tranh không ngừng đƣợc nâng cao. Sự chuyển dịch cơ cấu từ các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, giá trị thấp sang các ngành tạo ra giá trị gia tăng cao trên cơ sở tăng năng suất lao động, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo đƣợc. Tóm lại, sự xuất khẩu bền

vững phải dựa trên mơ hình tăng trƣởng theo chiều sâu và trên cơ sở khai thác các lợi thế cạnh tranh mang lại. Năng lực duy trì nhịp độ và chất lƣợng tăng trƣởng xuất khẩu là một trong những yếu tố để đo tính bền vững của hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 28 - 30)