Giá xuất khẩu cà phê năm 2011 theo tháng

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 27)

Nguồn: Tổng cục hải quan Tại Việt Nam có khoảng 150 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam (xem phụ lục 2) đã có những doanh nghiệp chú trọng tới việc sản xuất cà phê bền vững nhƣ tham gia chƣơng trình UTZ (xem phụ lục 3) tuy nhiên số lƣợng cịn ít.

Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản luôn là các thị trƣờng lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam.

Bảng 1.4: Thống kê 10 thị trƣờng lớn nhất nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong quý I/2010. quý I/2010.

Nguồn: Tổng cục hải quan

Trong nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trƣờng nhập khẩu cà phê

lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng tính chung khoảng 22% tổng lƣợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Số liệu thống kê của ICO cũng ghi nhận Đức và Hoa Kỳ cũng là hai thị trƣờng nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới nhƣng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trƣờng này trong năm 2008 chỉ đạt tƣơng ứng là 11,4% và 7,3%.

Vụ mùa 2009/2010 cà phê Việt Nam đã xuất đến 88 quốc gia trên thế giới, trong đó 10 nƣớc nhập khẩu nhiều nhất chiếm 62,03% thị phần. Đây là nhóm thị trƣờng rất quan trọng đối với cà phê Việt Nam. Hai nƣớc Nga và Indonesia vẫn là hai thị trƣờng truyền thống và bền vững của cà phê Việt Nam.

1.2. Lý luận về xuất khẩu bền vững.

1.2.1. Khái niệm, nội dung của xuất khẩu bền vững. [5-trang 102]

1.2.1.1. Khái niệm.

Theo lý thuyết về phát triển bền vững đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu phát triển của mọi quốc gia. Và khái niệm này đƣợc ứng dụng để xây dựng mục tiêu phát triển cho nhiều ngành và lĩnh vực. Áp dụng lý thuyết về phát triển bền vững để xây dựng khái niệm về xuất khẩu bền vững nhƣ sau: xuất khẩu bền vững là sự duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

1.2.1.2. Nội dung.

Theo khái niệm của xuất khẩu bền vững cho thấy xuất khẩu bền vững là sự kết hợp hài hòa hai nội dung (sơ đồ 1.1):

 Duy trì nhịp độ tăng trƣởng xuất khẩu cao và ổn định, đảm bảo chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc nâng cao.

 Đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa giữa các mặt của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, môi trƣờng.

Xuất khẩu tăng trƣởng cao là sự gia tăng về kim ngạch, giá trị xuất khẩu. Tăng trƣởng ở đây khơng mang tính thời vụ mà cần có sự liên tục và ổn định. Kèm theo sự tăng trƣởng về số lƣợng là chất lƣợng của sự tăng trƣởng. Sự tăng lên này dựa trên cơ sở gia tăng giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng hiện đại hóa phù hợp với xu hƣớng biến động của thế giới, sức cạnh tranh không ngừng đƣợc nâng cao. Sự chuyển dịch cơ cấu từ các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, giá trị thấp sang các ngành tạo ra giá trị gia tăng cao trên cơ sở tăng năng suất lao động, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên khơng thể tái tạo đƣợc. Tóm lại, sự xuất khẩu bền

vững phải dựa trên mơ hình tăng trƣởng theo chiều sâu và trên cơ sở khai thác các lợi thế cạnh tranh mang lại. Năng lực duy trì nhịp độ và chất lƣợng tăng trƣởng xuất khẩu là một trong những yếu tố để đo tính bền vững của hoạt động xuất khẩu.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ xuất khẩu bền vững

Nguồn: [5] Xuất khẩu tăng trƣởng cao và ổn định trong thời gian dài là chƣa đủ để đạt đƣợc xuất khẩu bền vững, mục tiêu tăng trƣởng cần phải đƣợc hài hòa với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng - đây là yếu tố để khẳng định xuất khẩu có bền vững hay khơng. Xuất khẩu ngồi việc góp phần vào tăng trƣởng kinh tế, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia, tăng vị thế của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế… Hoạt động sản xuất xuất khẩu cũng có rất nhiều tác động đến xã hội cũng nhƣ môi trƣờng. Khi sản xuất xuất khẩu đƣợc

mở rộng tạo ra nhiều việc làm, nâng cao mức sống cho dân cƣ. Mặt khác gây nảy sinh nhiều vấn đề cho xã hội nhƣ tệ nạn, mất cân đối dân số giữa các vùng… Đối với môi trƣờng sinh thái, để xuất khẩu phát triển là phải khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Việc đó dẫn đến một tình trạng làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống cũng nhƣ lợi ích của thế hệ sau nếu khai thác bừa bãi khơng có sự quản lý và tính tốn. Nhƣ vậy thì sản xuất xuất khẩu khơng thể coi là phát triển bền vững đƣợc.

Nhƣ vậy, xuất khẩu bền vững phải là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trƣởng xuất khẩu và các mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội và cải thiện môi trƣờng. Một yếu tố quan trọng khác của xuất khẩu bền vững là tính bền vững của hoạt động xuất khẩu phải đƣợc xem xét trong dài hạn. Nếu tăng trƣởng xuất khẩu cao trong ngắn hạn, khai thác các yếu tố lợi thế so sánh sẵn có mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu đƣợc nhiều ngoại tệ thì chƣa hẳn là xuất khẩu bền vững nếu chỉ xuất khẩu hàng thơ, có giá trị gia tăng thấp, làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm mơi trƣờng, chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận tham gia xuất khẩu.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững. [5-trang 103]

1.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá tính ổn định và chất lƣợng tăng trƣởng

xuất khẩu.

 Quy mơ và nhịp độ tăng trƣởng bình quân KNXK trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện việc duy trì quy mơ và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu. Đó là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm. Quy mô kim ngạch xuất khẩu đƣợc thể hiện ở chỉ tiêu tỷ trọng KNXK một nƣớc trong tổng KNXK của khu vực hoặc thế giới. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu bình quân cần đƣợc so sánh với tốc độ tăng trƣởng của GDP. Thông thƣờng, ở những nƣớc tăng trƣởng kinh tế dựa vào xuất khẩu, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hợp lý là mức cao hơn tốc độ

tăng trƣởng kinh tế từ 2 - 2,5 lần. Chẳng hạn nhƣ ở nƣớc ta, giai đoạn từ 1990-2000, xuất khẩu tăng bình quân 20%/năm, GDP tăng bình quân khoảng 7%.

 Tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP cũng là một chỉ số để đo lƣờng tính bền vững của hoạt động xuất khẩu về kinh tế. Theo đó, tỷ trọng xuất khẩu trong GDP tăng nhanh. Chỉ số này còn thể hiện độ mở của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

 Chất lƣợng tăng trƣởng xuất khẩu đƣợc thể hiện ở cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng cũng nhƣ cơ cấu xuất khẩu theo mức độ chế biến. Chẳng hạn, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một nƣớc thể hiện trình độ cơng nghiệp hóa của nƣớc đó cũng nhƣ mức độ tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu.

 Mức độ gia tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Đây là chỉ số rất quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

 Tính bền vững của hoạt động xuất khẩu còn đƣợc thể hiện qua một số yếu tố khác nhƣ chất lƣợng hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống phân phối...

1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về kinh tế.

 Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trƣởng GDP, thể hiện ở tỷ lệ phần trăm của xuất khẩu trong tăng trƣởng GDP hoặc điểm phần trăm của xuất khẩu trong mức tăng GDP.

 Chỉ số nợ trên xuất khẩu. Về thực chất, chỉ số này thể hiện mức độ an toàn về tài chính của một nƣớc, tức là mức độ đóng góp của xuất khẩu vào dự trữ ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán. Nếu chỉ số nợ trên xuất khẩu tăng liên tục trong thời gian dài, điều này cho thấy cả nợ và thâm hụt cán cân thanh tốn sẽ khơng có khả năng chịu

đựng. Trái lại, nếu chỉ số nợ có xu hƣớng giảm xuống, thì nợ sẽ có khả năng chịu đựng đƣợc và nƣớc vay nợ có khả năng trả nợ của mình.

 Tỷ lệ giữa tốc độ tăng xuất khẩu và tốc độ tăng nhập khẩu cũng thể hiện mức độ ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Nếu chỉ số tăng xuất khẩu/chỉ số tăng nhập khẩu lớn hơn 1, cho thấy sự lành mạnh của cán cân thƣơng mại nhờ tăng trƣởng xuất khẩu. Đây cũng là một chỉ số thể hiện tính lành mạnh của cán cân tài khoản vãng lai.

1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về môi trƣờng.

 Mức độ ô nhiễm môi trƣờng đƣợc đo bằng nồng độ các thành phần môi trƣờng khơng khí, nƣớc, đất, xử lý chất thải rắn... Chẳng hạn nhƣ mối quan hệ giữa tăng trƣởng xuất khẩu và mức độ ô nhiễm hay mức độ cải thiện các thành phần môi trƣờng. Những ngành sản xuất chịu tác động lớn đến các thành phần môi trƣờng là nơng nghiệp, dệt may, da giày, hóa chất, thép, xi măng...

 Mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo và mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo. Chẳng hạn, suy giảm đa dạng sinh học hay cải thiện nó dƣới tác động của việc mở rộng xuất khẩu nhƣ: xuất khẩu thủy sản và thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, tăng trƣởng xuất khẩu lâm sản và thu hẹp diện tích rừng nguyên sinh, động thực vật quý hiếm...

 Tỷ lệ các doanh nghiệp đạt đƣợc các chứng chỉ môi trƣờng. Chẳng hạn nhƣ tỷ lệ các doanh nghiệp có chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000.

 Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào kinh phí bảo vệ mơi trƣờng cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá tính bền vững về môi trƣờng của hoạt động xuất khẩu. Trên thực tế khó có thể tách bạch phần đóng góp của xuất khẩu dành cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, có thể thấy đƣợc phần đóng góp này thơng qua đóng góp của xuất khẩu vào tăng trƣởng kinh tế.

 Khả năng kiểm sốt của chính quyền đối với các hoạt động xuất khẩu để hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trƣờng, ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời

dân... Chỉ tiêu này đƣợc phản ánh thông qua các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và bảo vệ mơi trƣờng.

1.2.2.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về xã hội.

 Mức độ gia tăng việc làm từ việc mở rộng xuất khẩu. Điều này có thể nhận biết đƣợc qua việc phân tích mối quan hệ giữa mở rộng xuất khẩu và thu hút lao động, tạo ra những việc làm mới.

 Mức độ cải thiện thu nhập của dân cƣ từ hoạt động xuất khẩu. Các chỉ số đo lƣờng mức thu nhập, tỷ lệ nghèo đói có thể đƣợc áp dụng để đánh giá tính bền vững về xã hội của hoạt động xuất khẩu.

 Tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu áp dụng các biện pháp để cải thiện môi trƣờng và điều kiện lao động, chẳng hạn nhƣ áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 cũng là một chỉ tiêu khác đánh giá tính bền vững về xã hội của xuất khẩu.

 Phát triển bền vững xuất khẩu về mặt xã hội cũng có thể đánh giá thông qua việc phân tích cơ chế chia sẻ lợi ích từ hoạt động xuất khẩu, các vụ biểu tình, đình cơng của cơng nhân, khảo sát về bất bình đẳng thu nhập…

 Tính bền vững của hoạt động xuất khẩu cịn đƣợc đánh giá thơng qua các chính sách khuyến khích xuất khẩu nhƣ trợ cấp xuất khẩu, hoàn thuế xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu...

1.3. Lý luận về xuất khẩu cà phê bền vững.

1.3.1. Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam theo quan điểm phát triển bền

vững. [5-trang 51]

1.3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc.

 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng trƣởng nhanh.

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đã không ngừng tăng lên, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng xuất khẩu hàng hóa của cả nƣớc. Trong 10 năm

qua, giá trị xuất khẩu hàng nông sản đã tăng gấp 6 lần, đạt tới 19.150 triệu USD năm 2010, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc.

Bảng 1.5: Giá trị xuất khẩu hàng nông sản giai đoạn 2001-2010

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: [2]

 Mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị thế quan trọng trên thị trƣờng

trong nƣớc và thế giới.

Trên thị trƣờng trong nƣớc, trong số 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nƣớc thì hàng nơng, lâm, thủy sản đã đóng góp tới 11 mặt hàng, chiếm gần một nửa số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đã có một số mặt hàng nông sản đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD (trên 3 tỷ USD: thủy sản, đồ gỗ và gạo; trên 2 tỷ USD: cao su; trên 1 tỷ USD: cà phê và hạt điều). Trên thị trƣờng thế giới, một số mặt hàng nông sản đang đứng vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu nhƣ hồ tiêu (chiếm khoảng 14,3% thị phần), cà phê vối (40%) và hạt điều (9,5%); đứng vị trí thứ hai: gạo (12%); đứng vị trí thứ tƣ: cao su; đứng vị trí thứ năm: điều và đứng vị trí thứ bảy: thủy sản.

Bảng 1.6: 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam 2001-2009

Nguồn: [2]

 Thị trƣờng xuất khẩu hàng nông sản ngày càng đƣợc mở rộng.

Cho đến nay, hàng nông sản của Việt Nam có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trƣờng các nƣớc châu Á hiện chiếm tới 70% kim ngạch nông sản xuất khẩu Việt Nam. Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ là 3 thị trƣờng lớn, chiếm tới hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (bảng 1.8).

Bảng 1.7: 10 thị trƣờng nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất Việt Nam 2001-2009

 Mở rộng xuất khẩu hàng nơng sản góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm cho

ngƣời lao động.

Đặc tính của sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều lao động, do vậy việc mở rộng xuất khẩu hàng nông sản đã tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Mặc dù trong thời gian qua, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch cùng với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiệu quả, nhƣng tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành này vẫn chiếm tới gần 60% tổng số lao động của cả nƣớc. Hơn nữa, nhờ có tăng trƣởng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản, tỷ lệ thời gian lao động đƣợc sử dụng ở nông thôn tăng lên từ 75,5% năm 2002 đến 79,34% năm 2004.

 Xuất khẩu hàng nông sản tăng liên tục đã góp phần cải thiện rõ rệt đời

sống vật chất và tinh thần của nông dân.

Giá trị xuất khẩu hàng nông sản tăng trƣởng liên tục trong thời gian qua đã làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc, do đó làm tăng thu nhập của ngƣời dân. Trong 10 năm qua, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc đã tăng gấp 3 lần, đạt khoảng 1.160 USD năm 2010. Đạt đƣợc mức thu nhập này đã góp phần nâng vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế - Việt Nam đã vƣợt qua mốc của một nƣớc nghèo, trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ nông dân cũng tăng rõ rệt, tăng từ 2,7 triệu đồng năm 1999 lên tới khoảng 7,8 triệu đồng

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 27)