Giá trị xuất khẩu hàng nông sản giai đoạn 2001-2010

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 35)

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: [2]

 Mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị thế quan trọng trên thị trƣờng

trong nƣớc và thế giới.

Trên thị trƣờng trong nƣớc, trong số 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nƣớc thì hàng nơng, lâm, thủy sản đã đóng góp tới 11 mặt hàng, chiếm gần một nửa số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đã có một số mặt hàng nông sản đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD (trên 3 tỷ USD: thủy sản, đồ gỗ và gạo; trên 2 tỷ USD: cao su; trên 1 tỷ USD: cà phê và hạt điều). Trên thị trƣờng thế giới, một số mặt hàng nơng sản đang đứng vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu nhƣ hồ tiêu (chiếm khoảng 14,3% thị phần), cà phê vối (40%) và hạt điều (9,5%); đứng vị trí thứ hai: gạo (12%); đứng vị trí thứ tƣ: cao su; đứng vị trí thứ năm: điều và đứng vị trí thứ bảy: thủy sản.

Bảng 1.6: 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam 2001-2009

Nguồn: [2]

 Thị trƣờng xuất khẩu hàng nông sản ngày càng đƣợc mở rộng.

Cho đến nay, hàng nông sản của Việt Nam có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trƣờng các nƣớc châu Á hiện chiếm tới 70% kim ngạch nông sản xuất khẩu Việt Nam. Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ là 3 thị trƣờng lớn, chiếm tới hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (bảng 1.8).

Bảng 1.7: 10 thị trƣờng nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất Việt Nam 2001-2009

 Mở rộng xuất khẩu hàng nơng sản góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm cho

ngƣời lao động.

Đặc tính của sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều lao động, do vậy việc mở rộng xuất khẩu hàng nông sản đã tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Mặc dù trong thời gian qua, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiệu quả, nhƣng tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành này vẫn chiếm tới gần 60% tổng số lao động của cả nƣớc. Hơn nữa, nhờ có tăng trƣởng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản, tỷ lệ thời gian lao động đƣợc sử dụng ở nông thôn tăng lên từ 75,5% năm 2002 đến 79,34% năm 2004.

 Xuất khẩu hàng nông sản tăng liên tục đã góp phần cải thiện rõ rệt đời

sống vật chất và tinh thần của nông dân.

Giá trị xuất khẩu hàng nông sản tăng trƣởng liên tục trong thời gian qua đã làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc, do đó làm tăng thu nhập của ngƣời dân. Trong 10 năm qua, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc đã tăng gấp 3 lần, đạt khoảng 1.160 USD năm 2010. Đạt đƣợc mức thu nhập này đã góp phần nâng vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế - Việt Nam đã vƣợt qua mốc của một nƣớc nghèo, trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ nông dân cũng tăng rõ rệt, tăng từ 2,7 triệu đồng năm 1999 lên tới khoảng 7,8 triệu đồng năm 2007. Nhờ vậy, tích lũy để dành của hộ nơng dân cũng tăng lên gấp 2,1 lần, bình quân từ 3,2 triệu đồng/hộ lên 6,7 triệu đồng/hộ trong giai đoạn 2001-2006.

Do đời sống của ngƣời dân đang đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo của cả nƣớc giảm liên tục trong thời gian 10 năm qua, giảm bình quân 2 - 3%/năm (từ 29% vào năm 2002, xuống còn 22% năm 2005 và gần 9,45% trong năm 2010). Đại bộ phận thu nhập tăng thêm của các hộ thốt nghèo là nhờ vào sản xuất nơng nghiệp, do vậy tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực nông thôn giảm nhanh hơn so với khu vực thành thị, giảm từ 21,20% năm 2004 (khu vực thành thị: 8,6%), xuống còn 14,8% năm 2009 (khu vực

thành thị: 6%). Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc tiếp cận với các dịch vụ công cộng, tham gia các hoạt động cộng đồng cũng tăng lên.

1.3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại, bất cập và nguyên nhân.

 Xuất khẩu nông sản tăng trƣởng còn kém bền vững và cạnh tranh thấp.

Sự biến động với biên độ cao, không ổn định của giá cả hàng nông sản trên thị trƣờng thế giới đã gây bất lợi cho sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam. Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu các vật tƣ nơng nghiệp có xu hƣớng tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ngày càng đƣợc mở rộng. Nhƣng sản xuất trong nƣớc mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 70% nhu cầu thức ăn chăn nuôi, 53% nhu cầu phân Urê, 75% nhu cầu phân lân, còn các loại phân DAP, SA, Kali Việt Nam phải nhập khẩu 100%. Trong khi đó, giá vật tƣ nguyên liệu đầu vào của nơng nghiệp tăng trung bình từ 2 - 2,5 lần, giá lao động tăng từ 2 - 3 lần, cịn giá nơng sản chỉ tăng từ 1,2 - 1,3 lần giai đoạn 2003-2005 . Và hiện nay, do giá nguyên vật liệu đầu vào cho nơng nghiệp nói riêng cùng với giá xăng dầu, giá điện tăng dẫn đến khó khăn khơng nhỏ cho sản xuất và xuất khẩu.

Hơn nữa, hầu hết giá cả các mặt hàng nông sản của ta đều phụ thuộc vào giá cả thị trƣờng thế giới, kể cả những mặt hàng đứng vị trí thứ nhất, thứ nhì trên thị trƣờng thế giới nhƣ gạo, cà phê, cao su, điều, hạt tiêu. Việt Nam cũng không chi phối đƣợc giá thế giới, điều đó cho thấy, việc thiết lập các sàn giao dịch nơng sản tại Việt Nam có tính kết nối với thị trƣờng thế giới là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, sản xuất nơng nghiệp phải đƣơng đầu với hàng loạt rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, những biến động bất lợi nhƣ tình trạng lạm phát, lãi suất, giá điện, tỉ giá hối đối, giá cả nơng sản…, đã gây thiệt hại cho việc làm, thu nhập và cuộc sống của cƣ dân nông thôn trong thời gian gần đây.

Trên thực tế, mức đầu tƣ của nhà nƣớc, đầu tƣ của tƣ nhân và đầu tƣ nƣớc ngồi cho nơng nghiệp cịn thấp, chƣa tƣơng xứng với nhu cầu phát triển của sản xuất và xuất

khẩu nông sản. Đầu tƣ hàng năm vào khu vực nông nghiệp của nhà nƣớc chỉ chiếm khoảng 5 - 6% tổng chi ngân sách, của tƣ nhân trong nƣớc chỉ chiếm khoảng 15% tổng số đầu tƣ mới và của FDI cũng chỉ chiếm dƣới 5%. Đây là một trong số các nguyên nhân làm cho xuất khẩu nông sản Việt Nam kém bền vững.

 Chất lƣợng hàng nông sản xuất khẩu thấp, vệ sinh an toàn thực phẩm kém.

Cho đến nay, chúng ta chƣa có những mặt hàng nông sản chủ lực tạo ra giá trị gia tăng cao trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến và sử dụng lao động có trình độ. Phần lớn - 90% hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu dƣới dạng sơ chế, mẫu mã bao bì chƣa phù hợp, chƣa có thƣơng hiệu, nên giá trị gia tăng thấp, rất dễ bị rủi ro bởi sự biến động của giá cả trên thị trƣờng thế giới. Sở dĩ nhƣ vậy là do sản xuất hàng nông sản xuất khẩu ở nƣớc ta cịn ở tình trạng quy mơ nhỏ, manh mún và phân tán, không phù hợp với yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa với quy mơ lớn, tập trung. Ví dụ, cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhƣng trên 80% diện tích trồng cà phê cả nƣớc là do các hộ nông dân trực tiếp quản lý, với diện tích trung bình 0,5 - 1 ha.

Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến hàng nông sản nhƣ kho tạm trữ, sân phơi, bến bãi, chợ đầu mối... cịn kém phát triển, cơng nghiệp chế biến nông sản lạc hậu, chƣa gắn kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu nên chất lƣợng nhiều loại nơng sản xuất khẩu cịn thấp. Bên cạnh đó, trình độ quản lý thấp, tay nghề lao động yếu kém và sự thiếu hiểu biết thông tin cập nhật về thị trƣờng nƣớc ngoài của đại bộ phận hộ nông dân, doanh nghiệp đã gây những tổn thất không nhỏ cho sản xuất kinh doanh nông sản. Khâu điều tiết hoạt động xuất khẩu cũng chƣa hiệu quả, còn thiếu tổ chức, phần lớn đƣợc tiêu thụ qua các đầu mối trung gian, nên dễ bị bạn hàng ép giá, ép cấp.

Mức độ đáp ứng yêu cầu chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu đã đƣợc cải thiện nhiều nhƣng vẫn còn ở mức thấp. Theo hệ thống cảnh báo và thông báo của châu Âu năm 2004, Việt Nam xếp thứ 13 trong số các nƣớc bị cảnh báo có lô hàng thực phẩm xuất khẩu không đạt chất lƣợng

(59/124 lô hàng). Trong 6 tháng đầu năm 2007, Hoa Kỳ, Canada, Nhật, Nga, Singapo đã từ chối nhiều lô hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, nhiều hộ và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nơng sản xuất khẩu cịn mơ hồ với phần lớn các tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc áp dụng phổ biến trên thị trƣờng quốc tế nhƣ tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa, an tồn cho ngƣời lao động và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Một bộ phận cán bộ các cấp chính quyền chƣa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức về phát triển bền vững, hệ thống công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nơng sản cịn yếu kém (hiện vẫn còn 48,7% cán bộ chƣa qua đào tạo chuyên môn, 55,5% chƣa đƣợc đào tạo về quản lý hành chính nhà nƣớc).

 Thu nhập của khu vực nơng thơn cịn thấp, tỷ lệ nghèo và thất nghiệp còn

cao.

Cùng với tăng trƣởng kinh tế, tăng trƣởng xuất khẩu hàng nông sản, đời sống của nhân dân tuy có đƣợc cải thiện, nhƣng kết quả giảm nghèo chƣa thật bền vững. Nếu so với chuẩn mới, số hộ nghèo vẫn cịn cao, khoảng 12% năm 2008 trong đó khu vực nơng thơn là 16,2%. Bên cạnh đó, có đến 70 - 80% tỷ lệ hộ nghèo nằm sát chuẩn nghèo, 7 - 8% tỷ lệ hộ có nguy cơ tái nghèo, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (chiếm khoảng 90%). Tuy mọi ngƣời dân đều đƣợc hƣởng lợi từ kết quả tăng trƣởng, nhƣng những ngƣời giàu và khu vực thành thị, khu vực miền xi đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn, cịn hậu quả xã hội thì những ngƣời nghèo và khu vực nơng thơn, khu vực miền núi phải gánh chịu nhiều hơn. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chênh lệch thu thập bình quân đầu ngƣời một tháng ở thành thị cao hơn nơng thơn có xu hƣớng dỗng ra (năm 1993 là 1,8 lần, năm 2006 và 2,1 lần). Ngay trong cùng khu vực nông thôn, khoảng cách giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo tiếp tục doãng ra (năm 2002 là 6 lần và 2006 là 6,5 lần). Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ lệ thất nghiệp của cả nƣớc nói chung, đặc biệt là khu vực nơng

thơn nói riêng có xu hƣớng tăng nhanh (tăng từ 1,49% năm 2006 lên 2,25% năm 2009) và mới sử dụng 83% thời gian.

Lực lƣợng lao động chƣa đƣợc sử dụng hoặc sử dụng lãng phí đã làm cho ngƣời lao động khơng có thu nhập để trang trải cuộc sống, để đảm bảo tái sức lao động, dễ rơi vào bẫy nghèo đói, gây tệ nạn xã hội. Cùng với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa quá tập trung dẫn đến tăng trƣởng nóng, diện tích đất canh tác đang bị dần thu hẹp, làn sóng di cƣ từ nơng thôn ra thành thị ngày càng gia tăng. Điều này còn tạo ra áp lực lớn đối với việc bố trí việc làm cho lao động nơng thơn, đặc biệt tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp rất khó khăn trong thời kỳ tiếp theo. Hơn thế nữa, giải quyết vấn đề xã hội nhƣ cung cấp dịch vụ y tế, nhà ở, giáo dục, vệ sinh, môi trƣờng, an ninh... cho lao động nhập cƣ từ các vùng nông thôn ngoại ô ra thành thị cũng đang là những vấn đề xã hội rất nan giải, bức xúc.

 Mở rộng xuất khẩu hàng nơng sản đang góp phần làm cạn kiệt tài ngun,

gây ơ nhiễm mơi trƣờng và biến đổi khí hậu.

Trong thời gian qua, nƣớc ta đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách thể chế, điều chỉnh chính sách và tham gia các cơng ƣớc quốc tế về bảo vệ môi trƣờng. Song, trên thực tế tình trạng tăng cƣờng xuất khẩu dựa trên việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu cùng với công tác quản lý và ý thức bảo vệ môi trƣờng yếu kém đã gây áp lực gia tăng ô nhiễm môi trƣờng, làm suy giảm các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và gây ra biến đổi khí hậu khó lƣờng. Khơng ít hộ sản xuất thâm canh, các chủ trang trại sử dụng quá nhiều phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ, chất kích thích sinh trƣởng và tạo ra nhiều chất thải của các vùng chăn nuôi tập trung, nuôi thủy sản tập trung, các vùng chuyên canh, các cây trồng thâm canh nhƣ bông, nho, rau... đang làm ô nhiễm môi trƣờng, tạo ra dƣ lƣợng các chất độc hại trong nông sản thực phẩm, làm tăng khả năng chống chịu và đột biến của sâu bệnh.

Khơng ít ngƣời dân do nhận thức bị hạn chế và ý thức bảo vệ mơi trƣờng cịn yếu kém, đã chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt, mà khơng tính đến lợi ích lâu dài của xuất khẩu bền vững hàng nông sản. Hệ quả là, nhiều hộ dân và chủ trang trại đã không sử dụng các biện pháp quản lý sản xuất tổng hợp, đã lạm dụng quá mức phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích tăng trƣởng để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi vƣợt quá giới hạn cho phép, đã dẫn đến thối hóa đất, ơ nhiễm nguồn nƣớc và gây hại trực tiếp cho sức khỏe của con ngƣời và do đó làm mất “chữ tín” của hàng hóa Việt Nam trong con mắt của ngƣời tiêu dùng.

1.3.2. Xuất khẩu cà phê theo hƣớng phát triển bền vững tại Việt Nam.

1.3.2.1. Khái niệm.

Vận dụng khái niệm xuất khẩu bền vững tác giả xây dựng khái niệm xuất khẩu cà phê bền vững nhƣ sau: “Xuất khẩu cà phê bền vững là sự duy trì tăng trưởng xuất

khẩu cao và ổn định, chất lượng cà phê xuất khẩu ngày càng được nâng cao, xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam trên thế giới, đồng thời đảm bảo được các mục tiêu xã hội cho nơng dân và góp phần bảo vệ mơi trường”.

1.3.2.2. Tính tất yếu xuất khẩu cà phê theo hƣớng phát triển bền

vững.

Sản xuất cà phê bền vững hay cà phê có chứng nhận là định hƣớng phát triển của Chính phủ. Sản xuất phải có lãi và ngày càng gia tăng, chất lƣợng vƣờn cây phải bền, thu hoạch đƣợc nhiều năm, chế biến nâng cao chất lƣợng... Canh tác bền vững, sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm có chất lƣợng cao, an tồn thực phẩm và thân thiện với môi trƣờng là xu thế chung của ngành cà phê thế giới hiện nay.

 Phù hợp với xu hƣớng phát triển của nhiều nƣớc trên thế giới.

Thế giới đang phải hàng ngày đối phó với những hiểm họa về chính trị, xã hội, mơi trƣờng sinh thái. Chính vì vậy, trong nhiều diễn đàn quốc tế, các quốc gia hợp sức

giải quyết nguy cơ hiểm họa đang ngày càng đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất, qua đó nêu lên những thách thức, hiểm họa lớn trong phát triển bền vững có tính tồn cầu.

 Tạo điều kiện để cà phê Việt Nam thâm nhập vào thị trƣờng thế giới sâu và

rộng hơn.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa, sức mạnh cạnh tranh của cà phê không chỉ quy định bởi chất lƣợng và giá cả, mà cịn những tính chất, đặc điểm của các q trình sản xuất, chế biến và vận chuyển. Cùng với những địi hỏi ngày càng cao và càng có tính tồn cầu về chất lƣợng, mẫu mã, giá cả…Vấn đề chất lƣợng, vệ sinh thực phẩm đang là một áp lực lớn đối với các nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cà phê, nhất là ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh định hướng xuất khẩu cà phê theo hướng phát triển bền vững tại công ty tnhh mtv kinh doanh nông sản tín nghĩa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)