Giải pháp trong tiêu thụ

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 130 - 144)

Qua nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu ở Quảng Trị cho thấy thu gom đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiêu thụ sản cho các hộ trồng tiêu. Do vậy, trước mắt để cải thiện mối liên kết giữa các hộ trồng tiêu và người thu mua là rất cần thiết. Các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết gồm có:

- Nâng cao nhận thức của các hộ trồng tiêu về tầm quan trọng của việc xây dựng một mối liên kết bền vững với người thu mua. Đây là giải pháp then chốt cho vấn đề này trong trường hợp cây tiêu ở Quảng Trị. Không nâng cao được nhận thức của người dân về vấn đề này, bất cứ giải pháp can thiệp nào cũng sẽ thất bại.

- Xây dựng lòng tin cho hộ nông dân đối với người thu mua. Lòng tin là yếu tố quan trọng nhất tạo nên một liên kết tốt nhưng hiện nay các hộ trồng tiêu ở Quảng Trị chưa có được lòng tin vào người thu mua, do vậy dù cả 5 yếu tố chất lượng đều cần được cải thiện, lòng tin cần được ưu tiên hàng đầu.

- Thay đổi đối tượng thu mua. Người thu gom hứa hẹn sẽ đem lại những động lực để xây dựng một mối liên kết tốt hơn so với tiểu thương. Do đó, các hộ nông dân nên tập trung vào việc thúc đẩy mối quan hệ này. Tuy nhiên, để hợp tác với người thu gom, các hộ nông dân phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng cũng như sản lượng tiêu.

- Trao quyền mua bán cho phụ nữ. Nữ giới có khả năng duy trì và nâng cấp mối quan hệ tốt hơn nam giới. Do đó, trách nhiệm mua bán tiêu với người thu mua nên được giao cho người phụ nữ trong hộ.

Nhóm nghiên cứu xin kiến nghị một số biện pháp cải thiện mối liên kết giữa hộ trồng tiêu và người thu mua như sau:

- Đối với hộ trồng tiêu:

+ Đáp ứng các yêu cầu về sản lượng và chất lượng của người thu gom + Người vợ nên là người chịu trách nhiệm buôn bán với người thu mua - Đối với người thu mua:

- Đối với chính quyền xã:

+ Hỗ trợ pháp lý cho các thỏa thuận miệng giữa hộ trồng tiêu và người thu mua hoặc khuyến khích sử dụng các hợp đồng viết tay.

+ Tăng cường thúc đẩy năng suất và sản lượng tiêu trên địa bàn nhằm làm cho cây tiêu trở thành nguồn thu nhập chính của các hộ trồng tiêu.

+ Hỗ trợ người thu mua trong vấn đề chia sẻ rủi ro đối với hộ trồng tiêu. Ngoài ra cần có các giải pháp hỗ trợ khác:

Đối với người dân:

+ Thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu thị trường và biến động giá cả hồ tiêu trên thị trường để có những quyết định đúng đắn trong sản xuất và bán sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

+ Liên kết các hộ trồng tiêu lại với nhau để tăng cường sức mạnh trong thỏa thuận mua bán với người thu mua cũng như doanh nghiệp.

Đối với các cấp chính quyền:

+ Hỗ trợ và tào điều kiện thuận lợi cho Công ty TNHH MTV thương mại Quảng Trị thu mua sản phẩm hồ tiêu cho người dân. Xây dựng thương hiệu cho mặt hàng hồ tiêu, để sản phẩm hồ tiêu có thể cạnh tranh với các thị trường trên thế giới và nhằm làm ổn định giá cả, để người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.

- Công ty TNHH một thành viên thương mại Quảng Trị là thành viên của Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA), có thể tiếp cận các thông tin giá cả hồ tiêu trong nước và xuất khẩu nhanh và chính xác nhất. Chính quyền địa phương nên phối hợp công ty, để chia sẻ thông tin thị trường cho các hộ sản xuất hồ tiêu.

3.2. Giải pháp kỹ thuật

3.2.1 Sử dụng chế phẩm sinh học Pseudomonas phòng trừ bệnh chết nhanh hồ tiêu giai đoạn kinh doanh

Liều lượng

• Hòa 20 g chế phẩm với 2 l nước tưới cho 1 gốc hồ tiêu nên tưới vào đầu mùa mưa

• Sau 2 tháng tưới lại lần thứ 2 với liều lượng tượng tự

• Có thể trộn chế phẩm với phân chuồng hoai mục và bón vào gốc sau mỗi vụ thu hoạch hồ tiêu và bón lần 2 trước lúc hồ tiêu ra hoa

Cách tưới

• Làm rãnh xung quanh cách gốc 40-50 cm độ sâu 15-20 cm và tưới chế phẩm, sau khi tưới lấp đất lại trách vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng

• Hoặc có thể đào 4 lỗ xung quanh gốc hồ tiêu để tưới chế phẩm và sau đó lấp đất lại

• Hoặc có thể tưới trên bề mặt gôc tiêu rồi lấp đất lại

• Hoặc hòa và lắng lấy nước rồi đưa vào hệ thống tưới nhỏ giọt

- Nếu các gốc hồ tiêu đã sử dụng thuốc hóa học thì phải cách ly 1 tháng sau mới tưới chế phẩm

- Nếu đã tưới chế phẩm thì không sử dụng thuốc hóa học vì thuốc hóa học có thể là tiêu diệt vi khuẩn đối kháng

- Nếu trong vườn tiêu đã có cây bị bệnh thì nên tập trung tưới cho các gốc hồ tiêu khỏe để vi khuẩn bảo vệ rễ khỏi nấm xâm nhập làm cây chết. Không nên tưới vào cây đã có triệu chứng bị bệnh.

Bảo quản

- Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào

3.2.2. Ươm hom giống sản xuất cây giống hồ tiêu khoẻ có xử lý chế phẩm sinh học Pseudomonas

Chọn địa điểm làm vườn ươm

- Vườn ươm được bố trí trong vườn đảm bảo kín gió và gần nguồn nước tưới. Hoặc có thể che chắn xung quanh và giàn che ánh nắng.

- Dọn sạch nền đất ở luống ươm.

- Kích thước luống rộng 1m, dài 10 – 12 m.

Bầu ươm cây

- Túi làm bầu là bì PE có kích thước 10 cm × 15 cm (rộng x dài), đục 8 lỗ thoát nước ở nửa dưới của bầu, phân bố thành 2 hàng và cách đáy bầu không quá 2 cm.

- Hỗn hợp đất cho vào bầu:

Sử dụng lớp đất mặt 0 - 20 cm, nhặt sạch rễ cây, đá sỏi hay các vật lạ khác. Đất lấy về được phơi khô dưới nắng to sau đó đập nhỏ.

Đất và phân bón cho vào bầu được tính theo tỷ lệ 4:1 có bổ sung 0,5% super lân và 1% vôi bột: 4 đất : 1 phân chuồng : 0,5 % super lân : 1 % vôi bột.

- Lượng đất, phân ước tính cho 1 ha vườn trồng (2.000 bầu) như sau:

• Đất: 1000 kg.

• Phân chuồng: 250 kg.

• Super lân: 6 kg.

• Vôi: 12 kg.

- Phân chuồng, super lân và vôi được trộn đều theo tỷ lệ như trên, đóng vào bao ủ ít nhất 1tuần đến 1 tháng (Ủ thời gian dài càng tốt, nếu ủ dùng liền có thể bị nóng làm hom giống bị chết). Sau đó, trộn đều đất với phân đã ủ, rồi cho vào bầu.

- Bầu đất phải cân đối, thẳng đứng, lưng bầu không gãy khúc. Xếp vào luống, mỗi hàng 7 -10 bầu. Đặt cho bầu đứng thẳng, không bị đổ, ngã.

- Đĩa/bát để đựng chế phẩm.

Xử lý hom giống

- Có thế sử dụng giống tiêu Vĩnh Linh hoặc giống tiêu bà con lựa chọn được lấy ở những vườn hồ tiêu 5-7 năm tuối khỏe và sạch bệnh.

- Giống sau khi lấy về được dùng dao sắc, cắt hết lá và rễ trước khi giâm.

- Hom được cắt với lát cắt xiên một góc 150 so với phương thẳng đứng, mỗi hom dài 2 đốt, vết cắt cách đốt cuối cùng 1,5 - 2 cm và xử lý chế phẩm Pseudomonas.

- Đổ chế phẩm ra đĩa giấy sạch, sau khi cắt hom, chấm miệng cắt hom giống (đầu gốc, nằm trong bầu) vào chế phẩm, để 5 phút và chấm lần 2 rồi giâm vào bầu.

Cắm hom vào bầu

- Hom giống đã qua xử lý, đem cắm vào bầu. Mỗi bầu giâm 1 - 2 hom.

- Hom hai đốt nên cắm một đốt nằm dưới mặt đất và nghiêng một góc 150 so với phương thẳng đứng.

Chăm sóc cây sau giâm

- Tưới nước: Ngay sau khi giâm xong, dùng bình phun sương phun lên các bầu ươm cho cây đủ ẩm tạm thời. Sau đó, khi bề mặt bầu đã đủ ẩm thì cách 2 - 3 ngày tưới một lần tùy theo độ ẩm ở vườn ươm.

- Làm cỏ: Sau khi giâm một tháng, cỏ bắt đầu mọc nhiều nên lúc này chúng ta tiến hành làm cỏ để hạn chế khả năng cạnh tranh dinh dưỡng của chúng với hom tiêu.

- Tưới chế phẩm: Sau khi giâm một tháng và hai tháng tiến hành pha chế phẩm

Pseudomonas với nước để tưới lên các bầu ươm. Cứ 20 g chế phẩm pha với 1 lít nước, khuấy

đều cho chế phẩm tan trong nước rồi đem hỗn hợp này tưới cho 20 cây, lượng tưới 50 ml/bầu.

3.2.3. Kỹ thuật trồng cây che phủ

Kết quả cho thấy hom giống 3 đốt có nhiều ưu điểm hơn so với các hom giống 2 đốt và 4 đốt, cả về sinh trưởng, phát triển và năng suất. Do đó có thể chọn hom giống 3 đốt đưa ra trồng ngoài thực tế có khả năng sinh trưởng phát triển và che phủ tốt.

Sử dụng cành lạc dại bánh tẻ làm hom giống. Cắt hom giống 3 đốt và bỏ các lá trên thân hom. Trồng khoảng cách 10×15 cm hoặc 10×10 cm khảng cách giữa các hàng tiêu. Nên trồng vào mùa mưa, vì khi có mưa lạc dại dễ này mầm và phát triển nhanh. Cũng có thể trồng vào mùa hè nhưng sau trồng phải tưới nước đảm bảo đủ ẩm.

3.2.4. Phòng trừ tuyến trùng hại hồ tiêu bằng sử dụng phân hữu cơ vi sinh Bokashi- Trichoderma

Cách ủ phân vi sinh có bổ sung chế phẩm Trichoderma:

Nấm Trichoderma asperellum được nuôi cấy và tạo sinh khối trên môi trường cám trấu

với tỉ lệ 1:5 với bổ sung nước tạo độ ẩm khoảng 60%. Nuôi hỗn hợp trong phòng thí nghiệm 6 ngày để nhân sinh khối. Sau thời gian nhân, mật độ bào tử đạt 2×109 bào tử/g chất mang

Ủ phân hữu cơ sau khi đã ủ 1-2 tuần, khi đảo trộn phân thỉ bổ sung với nấm Trichoderma

với tỉ lệ 3 kg với 1 tấn phân ủ. Quy trình ủ phân :

Số lượng : 1 tấn phân hữu cơ vi sinh thành phẩm. Nguyên liệu:

+ Phân chuồng (phân heo, bò, gà, trâu, . . .) : 400-500kg

+ Xơ dừa, vỏ trấu, vỏ đậu hay các chất bã thực vật gồm : rơm rạ, lá cây, tốt nhất là các cây họ đậu, bèo, lục bình : 500-600kg, cắt ngắn dài 5-7 cm

+ Super lân: 30kg + Ure: 15kg

+ Nước: 150 – 200 lít (tùy chất độn).

+ Chế phẩm sinh học Trichoderma asperellum: 3 kg (Bổ sung sau khi ủ 1-2 tuần) + Trấu hun: 1% (10 kg)

+ Cám gạo: 1 kg + Vôi: 10 kg + Bạt phủ

Kỹ thuật ủ phân:

Tất cả các thành phần: phân chuồng + nước trộn đều đảm bảo hỗn hợp ủ đạt đủ độ ẩm 50-60% (dùng tay bốc lên,nắm chặt thấy nước rỉ ra là được).

Đánh thành luống hình thang cao khoảng 1,2 -1,5m

Dùng bạt phủ kín tránh mưa nắng trực tiếp trực tiếp để đảm bảo độ ẩm, hạn chế mất đạm trong quá trình lên men vi sinh.

Sau thời gian ủ khoảng 7-10 ngày, nhiệt độ trong phân tăng dần lên khoảng 40-500C. Nhiệt đô tăng cao nhất tại thời điểm ủ đạt đủ độ ẩm sau 25- 30 ngày, có thể tăng đến 50-600C. Lúc này phân cần được đảo trộn để tăng cường hoạt động của men vi sinh. Khi đảo trộn nếu thấy phân khô cần bổ sung thêm nước để đạt độ ẩm 50-60% là tốt. Sau 50- 60 ngày, nhiệt độ giảm dần xuống 300C, khi đó phân đã hoai, khối lượng giảm hơn so với lúc ban đầu.

Sau khi ủ bón cho hồ tiêu sau khi thu hoạch và vệ sinh đồng ruộng vào tháng 10 (đầu mùa mưa với lượng 2 kg/gốc)

3.2.5. Kỹ thuật nuôi cấy mô trong tạo cây giống hồ tiêu

Giải pháp xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hồ hiêu:

Khử trùng

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nhân giống in vitro cây hồ tiêu

3.2.5.1. Chuẩn bị và khử trùng mẫu

Dây tiêu với kích thước (7-10 cm) có từ 5 - 7 đốt thu từ các hom tiêu được cắt thành từng đoạn với mỗi đoạn là một mắt đốt (1,5-2,0 cm) có cuống lá hồ tiêu. Mẫu được rửa sạch dưới vòi nước rồi ngâm trong dung dịch xà phòng diệt khuẩn loãng trong 60 phút. Sau khi rửa sạch xà phòng dưới vòi nước có thể kết hợp ngâm trong dung dịchthuốc diệt nấm Tricyclazol (330 g/l, pha loãng 10-15 ml/12 l) trong 30 phút. Mẫu vật được cho vào

Mẫu vật

Cuống lá Đoạn thân

Mắt đốt

Kiểm tra virus

Ra rễ Nhân chồi

Tạo chồi Tạo callus

Chuyển cây in vitro ra đất

bình tam giác sạch, đậy nắp bằng giấy nhôm rồi đưa vào tủ cấy vô trùng để tiếp tục khử trùng.

Các đốt tiêu được ngâm trong cồn 700 trong 45 giây, rửa lại bằng nước cất vô trùng. Sau đó tiếp tục ngâm mẫu với dung dịch HgCl2 0,1% trong thời gian 13 phút để khử trùng. Rửa lại bằng nước cất vô trùng 5 - 6 lần, tiến hành thu đoạn thân non, cuống lá, mắt đốt làm nguồn mẫu vật để cấy.

3.2.5.2. Tạo callus hồ tiêu

Sau khi khử trùng, mẫu hồ tiêu (đoạn thân non, cuống lá, mắt đốt kích thước 1 cm) được cắt dọc và cấy lên môi trường cơ bản MS chứa 3,0% saccharose, 0,8% agar có bổ sung 3,0 mg/l BAP kết hợp với 1,0 mg/l IBA hoặc 3,0 mg/l BAP kết hợp với 0,5 mg/l 2,4- D để tạo callus sau 8 tuần nuôi cấy.

3.2.5.3. Tái sinh chồi hồ tiêu

a) Tái sinh chồi từ đoạn mắt đốt tự nhiên

Đoạn mắt đốt (1 cm) dây hồ tiêu tự nhiên sau khi khử trùng được cấy lên môi trường cơ bản MS chứa 3,0% saccharose, 0,8% agar và bổ sung 1,0 mg/l BAP tái sinh chồi sau 8 tuần nuôi cấy.

b) Tái sinh chồi từ callus

Callus có nguồn gốc từ và đoạn thân, lá (1,0 × 1,5 cm) sau 8 tuần nuôi cấy được chuyển sang môi trường cơ bản MS chứa 3,0% saccharose, 0,8% agar và bổ sung 4 mg/l BAP kết hợp 0,5 mg/l IBA và 0,5 mg/l kinetin để tái sinh chồi sau 8 tuần nuôi cấy.

3.2.5.4. Nhân chồi

Các chồi in vitro tái sinh từ callus được cắt thành các đốt dài khoảng 1,0 - 1,5 cm. Mỗi đốt được cấy lên môi trường cơ bản MS có có bổ sung 2,5 mg/l BAP kết hợp với 0,5 mg/l IBA để nhân chồi sau 8 tuần nuôi cấy.

3.2.5.5. Kiểm tra virus PYMoV bằng kỹ thuật PCR

Mẫu lá thu từ tự nhiên, mẫu lá từ chồi in vitro tái sinh trực tiếp từ đoạn mắt đốt, mẫu

lá thu từ chồi in vitro tái sinh từ callus, đem kiểm tra virus PYMoV bằng kỹ thuật PCR với cặp mồi chung là badnavirus.

a)Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số từ mẫu.

Thu nhận mẫu: cân 0,5 g mẫu cho vào cối sứ rồi thêm vào 3 ml dịch chiết và 0,3 ml Sakozyl 10%. Lấy 1,5 ml dịch nghiền cho vào tube eppendoft 2,0 ml, giữ ấm trong 550C từ 1 - 2 giờ.

Ly tâm dung dịch chiết đã ủ ấm ở trên với tốc độ 6000 vòng/ phút trong 5 phút. Lấy 0,8 ml dung dịch phía trên cho vào tube eppendoft khác, bổ sung 100 µl dung dịch 5 M NaCl và 100 µl CTAB 0,7 M có tác dụng loại bỏ cacbamat và làm mỏng màng tế bào, tạo điều kiện tốt cho việc thu DNA. Ủ mẫu ở 650C trong 10 phút; lấy ra, thêm vào 0,6 ml chloroform/isoamyl alcol (24:1), lắc mạnh, ly tâm 11000 vòng/phút trong 5 phút. Hút lấy 0,8 ml dung dịch phía

trên sang ống eppendoft khác và thêm vào 0,6 ml phenol/chloroform/isoamyl alcol (25:24:1) lắc mạnh rồi ly tâm 12000 vòng/phút trong 10 phút.

Lấy 0,6 ml dung dịch phía trên cho vào eppendoft khác rồi thêm 360 µl isopropanol, lắc nhẹ, có thể giữ ở -200C ít nhất 2 giờ hoặc qua đêm. Ly tâm 15000 vòng/phút trong 20 phút để thu kết tủa. Rửa sạch kết tủa bằng cồn 700 rồi làm khô bằng máy hút chân không.

Làm tan vệt kết tủa bằng 100 µl dung dịch TE buffer pH 8.0 và cất giữ ở -200C để sử

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 130 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w