Các giải pháp cải thiện mối liên kết giữa hộ trồng tiêu và người thu mua

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 128 - 130)

Để cải thiện mối liên kết giữa các hộ trồng tiêu và người thu mua, các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết gồm có:

- Nâng cao nhận thức của các hộ trồng tiêu về tầm quan trọng của việc xây dựng một mối liên kết bền vững với người thu mua.

- Xây dựng lòng tin cho hộ nông dân đối với người thu mua.

- Thay đổi đối tượng thu mua. Người thu gom lớn hứa hẹn sẽ đem lại những động lực để xây dựng một mối liên kết tốt hơn so với thu gom nhỏ.

- Trao quyền mua bán cho phụ nữ.

PHẦN 3. GIẢI PHÁP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI

Ở VÙNG GÒ ĐỒI BẮC TRUNG BỘ 3.1. Giải pháp kinh tế

3.1.1. Giải pháp trong sản xuất

Đối với người dân

+ Nhu cầu cải tạo và xây dựng mới vườn tiêu hiện nay là khá bức thiết vì các vườn tiêu ở Quảng Trị khá già cỗi và nhiều sâu bệnh cho năng suất thấp. Để giải quyết vấn đề này cần chú trọng lựa chọn cây giống. Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 25 vườn ươm giống tiêu theo quy mô hộ gia đình. Bên cạnh đó, trong vài năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh có 2 dự án nhằm phục hồi và phát triển giống tiêu ở Quảng Trị là dự án phát triển nông nghiệp bền vững (2011- 2013) do ROP tài trợ và triển khai trên địa bàn 2 huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ; và đề án khôi phục cây hồ tiêu vùng Cùa giai đoạn 2011 – 2015 do Công ty TNHH MTV thương mại Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Cam Lộ và hai xã Cam Chính, Cam Nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay người dân vẫn còn trồng nhiều loại giống khác nhau, không rõ nguồn gốc nên năng suất thấp và tỉ lệ nhiễm bệnh cao. Gần một nửa số hộ (44,9%) mua giống từ các vườn ươm gia đình hoặc các vườn trồng tiêu của các hộ khác mà họ tự đánh giá là giống tốt và hơn một nửa số hộ (56,8%) tự ươm giống từ các gốc tiêu có sẵn của gia đình. Do đó, tham vấn chính quyền và các cơ quan chuyên môn; học hỏi kinh nghiệm của các hộ trồng tiêu thành công ở đại phương là hết sức cần thiết để lựa chọn giống sạch bệnh, dễ thích nghi, khả năng chống chịu tốt và cho năng suất cao.

+ Xây dựng và tham gia vào các CLB hồ tiêu để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất. Ngoài các kinh nghiệm sản xuất đã có cần áp dụng các kĩ thuật, các tiến bộ khoa học cho sản xuất, tiến hành thâm canh để đem lại năng suất, sản lượng cao.

+ Mức độ đầu tư, năng suất và hiệu quả đầu tư bình quân của các hộ trồng tiêu ở Quảng Trị là khá thấp so với các vùng trồng tiêu khác trong cả nước (như ở Gia Lai: đầu tư hàng năm 350-450 ngàn đồng/gốc và thu về 450-550 ngàn đồng/gốc). Thêm vào đó các nguồn lực đầu vào (như công lao động, phân bón, thuốc BVTV) sử dụng không hợp lý nên không phát huy hiệu quả. Do đó, nông hộ cần chú trọng trong khâu đầu tư, nhất là phân bón, trong đó chú ý bón đúng liều lượng và đúng theo quy trình, nghĩa là cân đối giữa các loại và đúng thời điểm mà cây yêu cầu có vai trò rất quan trọng.

+ Tham khảo các nguồn thông tin, đặc biệt là thông tin biến động giá cả hồ tiêu trên thị trường thế giới để kịp thời nắm bắt thông tin giá cả thị trường, để có những phản ứng kịp thời, giảm thiểu rủi ro.

+ Việc mở rộng diện tích sản xuất phải dựa trên quy hoạch phát triển vùng trồng tiêu của tỉnh để tránh tình trạng cung vượt quá cầu, gây rớt giá sản phẩm.

Đối với các cấp chính quyền

- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trồng tiêu vay vốn, hỗ trợ để họ có thể khôi phục hoặc mở rộng diện tích vườn tiêu.

- Phối với hới các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước theo mô hình 4 nhà để kêu gọi đầu tư các dự án khôi phục và phát triển vườn tiêu, nghiên cứu các giống tiêu sạch bệnh, cho năng suất cao và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

- Cần tăng cường công tác khuyến nông, phổ biến biến thức trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây hồ tiêu giúp người dân sử dụng các nguồn lực đầu vào hiệu quả.

- Hỗ trợ cho người dân thuốc phòng trừ bệnh trên cây hồ tiêu, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết.

- Xây dựng quy hoạch vùng trồng tiêu cụ thể, phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước theo quyết định 1442/QĐ-BNN-TT của bộ trưởng bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Tư vấn cho người dân các kênh thông tin đáng tin cậy về nguồn cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, về giá cả vật tư và giá hồ tiêu để người dân nắm bắt được thông tin giá cả, thị trường kịp thời và chính xác.

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 128 - 130)