Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Bokashi-Trichoderma đến các yếu tố cấu

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 73 - 74)

thành năng suất của cây hồ tiêu

Năng suất là kết quả của quá trình sản xuất, quyết định đến lợi nhuận của người trồng tiêu. Năng suất là chỉ tiêu thể hiện tổng hòa các quá trình sinh trưởng phát triển. Các yếu tố quyết định đến năng suất là các đặc tính di truyền thể hiện tiềm năng năng suất của giống.

Bảng 2.39. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Bokashi-Trichoderma đến các yếu tố cấu thành năng suất hồ tiêu

Công thức Số hoa/gié (hoa) Số gié hoa/cành quả (gié) Số gié quả/cành quả (gié) Số cành quả (cành) Số quả/gié (quả) Bokashi- Trichoderma 44,50 a 6,05 a 3,65 a 344,11a 37,24a Quế Lâm (Đ/C 2) 43,12 ab 6,00 a 3,62 a 331,00ab 34,61b Đối chứng 1 41,41b 5,82 a 3,57 a 293,78b 34,20b

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sai khác có ý nghĩa với p< 0,05.

Số hoa/gié: giữa các công thức có sự sai khác nhau về mặt thống kê, công thức có bón phân vi sinh có số hoa trên gié cao hơn công thức không bón, công thức 1 có số hoa trung bình trên gié là 44,50 hoa, công thức 2 bón phân Quế Lâm là 43,12 hoa, công thức 3 không bón chỉ đạt là 41,41 hoa, thấp hơn so với công thức 1 và 2 tương ứng là 3,09 hoa và 1,71 hoa (Bảng 2.39).

Số gié hoa/ cành quả và số gié quả/ cành quả không có sự khác nhau về mặt thống kê giữa các công thức.

Số cành quả/cành và số quả/gié có sự sai khác giữa các công thức, công thức bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma cao nhất đạt 344,11 cành quả/cành và 37,24 quả/gié trong khi đó đối chứng 1 là 293,78 cành quả/cành và 34,20 quả/gié và đối chứng 2 là 331,00 cành quả/cành và 34,61 quả/gié (Bảng 2.39).

2.4.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Bokashi-Trichoderma đến năng suất hồ tiêu

Bảng 2.40. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Bokashi-Trichoderma đến năng suất hồ tiêu Công thức P 100 hạt tươi (g) P 100 hạt khô (g) Năng suất lý thuyết (kg/ha) Năng suất thực thu (kg/ha) Bokashi- Trichoderma 11,13 a 3,73a 2444,67 a 2030 a Quế Lâm (Đ/C 2) 11,17a 3,43ab 2293,32 b 2002 b Đối chứng 1 9,43a 3,13b 2073,43b 1932 b

P100 hạt tươi: cân vào cuối tháng 5, lấy ngẫu nhiên 100 quả. Không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, công thức 1 có bón phân có khối lượng 100 hạt tươi cao nhất là 11,13 g, trong khi đó công thức bón phân chỉ có 9,43 g.

P 100 hạt khô: lấy ngẫu nhiên 100 quả, sấy khô đến độ ẩm 99% và cân. Các công thức khác nhau có sự sai khác nhau. Cụ thể công thức 1 có trọng lượng đạt 3,73 g, công thức không trồng lạc dại trọng lượng chỉ đạt 3,13 g.

Khi thu hoạch tiêu, kết quả cho thấy ở các công thức tiêu có bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma quả đều và to, mẫu mã đẹp hơn so với quả ở công thức tiêu không bón phân (Đối chứng 1) và công thức có bón phân HCVS Quế Lâm (Đối chứng 2). Năng suất lý thuyết và thực thu ở công thức có bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 2 công thức đối chứng.

Như vậy, bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma không những có tác dụng làm giảm số nốt sưng tuyến trùng trên rễ, mật số tuyến trùng trong rễ và đất mà còn có khả năng tăng năng suất hồ tiêu.

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy phân HCVS nói riêng có thể làm giảm mật độ cũng như sự đa dạng của tuyến trùng được giải thích như sau: các sản phẩm của quá trình phân hủy phân bón, phân HCVS trực tiếp tiết ra các độc tố đối với tuyến trùng phân HCVS làm tăng các vi sinh vật có hoạt tính kháng sinh hoặc làm tăng các loài nấm, vi khuẩn ăn thịt và ký sinh đối với nhóm tuyến trùng. Phân bón có thể làm giảm sự sống của tuyến trùng thông qua tác động làm thay đổi môi trường tự nhiên của đất. Bên cạnh đó hệ vi sinh vật có ích và các chất hữu cơ kích thích sinh trưởng phát triển cho cây trồng (Kaplan và Noe, 1993; Cayuela et al., 2008; Hoitink, 2004).

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 73 - 74)