Ảnh hưởng của cây lạc dại đến sinh trưởng phát triển cây hồ tiêu

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 69 - 73)

Bảng 2.31.Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trrưởng phát triển của lạc dại

Công thức Từ trồng đến … (ngày)

Hồi xanh Phân cành Che phủ

Mô hình 9 73,33 113,33

Đối chứng - - -

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy giống lạc dại thí nghiệm khi đưa ra trồng ngoài đồng ruộng thì chúng có thời gian hồi xanh tính từ khi trồng là 9 ngày, phân cành sau 73,33 ngày, và che phủ toàn bộ sau trồng 113,33 ngày.

Độ sâu của rễ lạc dại

Bảng 2.32. Độ sâu của rễ qua các kỳ điều tra

Đơn vị: cm

Công thức Sau trồng ... tháng (cm)

1 2 3 4 5 6

Mô hình 2,73 6,07 9,76 13,83 20,59 27,44

Đối chứng - - - -

Qua quá trình thực nghiệm thí nghiệm thu thập và xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của rễ tăng dần qua các tháng, 3 tháng đầu sau trồng tốc độ này còn chậm nhưng sau đó chiều dài rễ tăng mạnh ở các tháng tiếp theo. Sau 6 tháng trồng, chiều dài của rễ đạt 27,44 cm.

Ảnh hưởng của lạc dại đến tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính

Kết quả cho thấy, chiều cao thân chính tăng dần theo các thời kỳ, nhưng trong tháng đầu tiên sau khi trồng cây che phủ, tốc độ tăng chiều cao còn chậm, chủ yếu là do thời tiết khí hậu ở đây. Tuy nhiên sang tháng thứ 2 trở đi, công thức có bố trí cây che phủ thì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với công thức không trồng cây che phủ. Nguyên nhân do cây lạc dại đã có khả năng cố định đạm cho cây, giúp cây tăng trưởng tốt hơn so với công thức không có cây che phủ. Sau 4 tháng trồng, công thức 1 có che phủ lạc dại tăng 12,34 cm, còn công thức 2 không trồng tăng 11,16 cm.

Bảng 2.33.Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính trước và sau khi trồng cây lạc dại Công Trước trồng Sau trồng ... tháng (cm) 3 4 5 6 Mô hình 578,33 584,33 585,67 587,83 590,67 Đối chứng 474,67 480,33 482,83 484,33 485,83 T-test 0,034 0,034 0,036 0,035 0,034

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sai khác có ý nghĩa với p< 0,05

Ảnh hưởng của lạc dại đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây hồ tiêu

Năng suất là kết quả của quá trình sản xuất, quyết định đến lợi nhuận của người trồng tiêu. Năng suất là chỉ tiêu thể hiện tổng hòa các quá trình sinh trưởng phát triển. Các yếu tố quyết định đến năng suất là các đặc tính di truyền thể hiện tiềm năng năng suất của giống.

Hoa được xem là cơ quan sinh sản của cây, là yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng.

Bảng 2.34. Các yếu tố cấu thành năng suất của cây hồ tiêu trên từng công thức thí nghiệm Công thức Số hoa/gié Số gié hoa/cành quả (gié) Số gié quả/cành quả (gié) Số cành quả (cành) Số quả/gié (quả) 1 56,89 8,67 4,33 291,83 46,00 2 (ĐC) 55,00 7,89 3,67 282,17 44,22 T-test (p) 0,485 0,417 0,169 0,098 0,450

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sai khác có ý nghĩa với p< 0,05

Qua bảng số liệu cho thấy:

- Số hoa/gié: công thức 1 có số hoa trung bình trên gié là 56,89 hoa, cao hơn công thức 2 không trồng lạc dại là 1,89 hoa.

- Số gié hoa/cành quả: công thức 1 cao nhất với 8,67 gié, cao hơn công thức 2 là 0,78 gié.

- Số gié quả/cành quả: sau khi ra hoa, cây sẽ kết quả, một số gié hoa do ảnh hưởng của vài yếu tố mà rụng đi, các gié hoa còn lại sẽ kết quả tạo thành gié quả. Qua theo dõi cho thấy công thức 1 có số gié quả cao nhất là 4,33 gié.

Như vậy, cây lạc dại đã ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của hồ tiêu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng đậu quả.

Ảnh hưởng của lạc dại đến năng suất tiêu giữa các công thức thí nghiệm

Năng suất là yếu tố quyết định đến thu nhập của người trồng tiêu. Năng suất là kết quả cuối cùng của người sản xuất, nó góp phần đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Bảng 2.35. Ảnh hưởng của lạc dại đến năng suất hạt tiêu trên từng công thức thí nghiệm Công thức P 100 hạt tươi (g) P 100 hạt khô (g) Năng suất lý thuyết (kg/ha) Năng suất thực thu (kg/ha) Mô hình 9,63 3,73 3042,70 1568 Đối chứng 9,09 3,43 2199,60 1512 T-test (p) 0,16 0,03 - -

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sai khác có ý nghĩa với p< 0,05

Khi thu hoạch tiêu, chúng tôi nhận thấy ở các công thức tiêu có trồng lạc dại che phủ quả đều và to, mẫu mã đẹp hơn so với quả ở công thức tiêu trồng thuần không che phủ.

P100 hạt tươi: cân vào cuối tháng 5, lấy ngẫu nhiên 100 quả. Có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, công thức 1 có trồng lạc dại có khối lượng 100 hạt tươi cao nhất là 9,63 g, trong khi đó công thức không che phủ chỉ có 9,09 g.

P 100 hạt khô: lấy ngẫu nhiên 100 quả, sấy khô đến độ ẩm 99% và cân. Các công thức khác nhau có sự sai khác nhau. Cụ thể công thức 1 có trọng lượng đạt 3,73 g, công thức không trồng lạc dại trọng lượng chỉ đạt 3,43 g.

Ảnh hưởng của lạc dại đến ẩm độ đất vườn tiêu

Ẩm độ đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cây trồng. Trong điều kiện trồng tiêu và sự phát triển diện tích tiêu mạnh như hiện nay, việc tưới cho tiêu là điều không thể thực hiện được, giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất là dùng thảm thực vật tươi để giữ và tăng ẩm độ cho đất. Vì tiêu là cây sinh trưởng khoẻ thân cao nên rất dễ trồng xen giữa các hàng tiêu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng duy trì độ ẩm đất cho vườn tiêu khi có lạc dại

Arachis pintoi cao hơn hẳn so với không có che phủ.

Bảng 2.36. Ảnh hưởng của lạc dại đến ẩm độ đất vườn tiêu

Đơn vị: %

Công thức Độ ẩm đất (%) theo thời gian lấy mẫu

Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Mô hình 26,75 107,91 21,95 111,00% 19,55 121,00% 24,23 109,89 Đối chứng 24,79 100,00% 19,87 100,00% 16,12 100,00% 22,05 100,00% T-test (p) 0,0047 0,016 0,0003 0,006

Mẫu đất được lấy ở tầng đất canh tác 0 - 20 cm.

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sai khác có ý nghĩa với p< 0,05

Bảng số liệu cho thấy, công thức 1 có trồng lạc dại che phủ thì giữ ẩm tốt hơn so với không trồng. Qua theo dõi 4 tháng thì độ ẩm đất của công thức có che phủ lạc dại đều cao hơn so với đối chứng từ 7 đến 21% tùy vào độ dày của thảm lạc dại và điều kiện thời tiết, đất đai.

2.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh tuyến trùng trên cây hồ tiêu bằng phân hữu cơ vi sinh Bokashi-Trichoderma

2.4.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến số nốt sưng và mật số tuyến trùng

Meloidogyne incognita gây hại rễ cây hồ tiêu

Công thức có bón phân hữu cơ vi sinh Bokashi- Trichoderma có số nốt sưng trên một đơn vị chiều dài và số nốt sưng trên 1 g rễ thấp hơn công thức đối chứng (Bảng 2.37).

Bảng 2.37. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Bokashi-Trichoderma đến số nốt sưng rễ do tuyến trùng Meloidogyne incognita gây hại rễ cây hồ tiêu

Công thức Số nốt sưng/cm rễ Số nốt sưng/g rễ

Tháng 2 Tháng 5 Tháng 2 Tháng 5

Bokashi-

Trichoderma 0,43b 0,31b 9,95b 7,12b

Quế Lâm (Đ/C 2) 0,47b 0,37b 10,25b 7,85b

Đối chứng 1 0,88a 0,65a 14,51a 10,91a

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sai khác có ý nghĩa với p< 0,05.

Ở cả 2 thời điểm tháng 2 và tháng 5, số nốt sưng trung bình trên một đơn vị chiều dài rễ và trên 1 g rễ của các công thức có bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma và Quế Lâm đều có số nốt sưng trung bình thấp hơn so với công thức đối chứng 1 có ý nghĩa thống kê (Bảng 2.37).

Kết quả này chứng tỏ phân HCVS đã có tác dụng làm giảm số lượng nốt sưng trên rễ cây hồ tiêu do tuyến trùng M. incognita gây ra.

Bảng 2.38. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Bokashi-Trichoderma đến mật số tuyến trùng Meloidogyne incognita gây hại rễ cây hồ tiêu

Công thức Mật số tuyến trùng/100 g đất Mật số tuyến trùng/g rễ

Tháng 2 Tháng 5 Tháng 2 Tháng 5 Bokashi- Trichoderma 662,20 b 515,56b 296,11b 143,33b Quế Lâm (Đ/C 2) 742,20 b 705,56ab 366,11ab 163,33ab Đối chứng 1 1012,20 a 945,56a 496,11a 243,33a

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sai khác có ý nghĩa với p< 0,05.

Mật số tuyến trùng trung bình trong 100 g đất của công thức có bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma là 662,2 con (Tháng 2) và 515,56 con (Tháng 5) đều thấp hơn so với đối chứng 1 và đối chứng 2 (Bảng 3.38). Công thức đối chứng 1 có mật số tuyến trùng M.

ingconita cao nhất với 1012,2 con (Tháng 2) và 945,56 con (Tháng 5).

Mật số tuyến trùng trung bình trong 1g rễ ở công thức có bón phân HCVS Bokashi- Trichoderma là 216,11 con (tháng 2) và 143,33 con (Tháng 5) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng 1 và 2 (Bảng 2.38).

Ở thời điểm tháng 5, nói chung mật số tuyến trùng M. ingconita trong mẫu đất, mẫu rễ cũng như số nốt sưng trên đơn vị chiều dài rễ và 1 g rễ thấp hơn tháng 2 điều này có thể lý giải tháng 2 là cuối mùa mưa, ẩm độ đất và nhiệt độ thích hợp cho sự sinh sản và tăng nhanh mật số tuyến trùng trong đất. Tháng 5 nhiệt độ và ẩm độ đất thấp là điều kiện bất lợi cho tuyến trùng nên mật độ tuyến trùng giảm đáng kể. Công thức bón phân HCVS Bokashi- Trichoderma có số nốt sưng trung bình trên một đơn vị chiều dài rễ, số nốt sưng trên 1 g rễ,

mật số tuyến trùng trong đất và mật số tuyến trùng trong rễ là thấp hơn công thức đối chứng. Vì vậy, việc bón phân hữu cơ vi sinh là một biện pháp phòng trừ khá hiệu quả tuyến trùng gây hại trên cây hồ tiêu.

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 69 - 73)