Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại cây che phủ đất đến sinh trưởng, phát triển và tình hình sâu

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 31 - 32)

và tình hình sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu.

Hiện nay theo chúng tôi được biết việc trồng cây che phủ trên các vườn hồ tiêu chưa được áp dụng ở Quảng Trị. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng cây lạc dại làm cây che phủ để bố trí thí nghiệm che phủ ở vườn hồ tiêu tại Quảng Trị.

Thí nghiệm gồm 3 công thức sử dụng hom giống cây lạc dại với số đốt khác nhau (2 đốt, 3 đốt và 4 đốt). Sử dụng cành lạc dại bánh tẻ làm hom giống. Thí nghiệm được bố trí trong chậu nhựa với kích thước 40 × 80 × 50. Mỗi chậu là 1 ô thí nghiệm cơ sở và trồng 20 hom/chậu, với 3 lần nhắc lại.

Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của hom giống cây che phủ bao gồm: Thời gian từ trồng đến hồi xanh (ngày); Thời gian từ trồng đến khi phân cành (ngày); Thời gian từ trồng đến khi cây che phủ được đất (ngày); Khối lượng chất xanh; Năng suất (kg/ha)

Một số chỉ tiêu hóa tính của đất

Mẫu được lấy trong tầng canh tác (0 - 20 cm), lấy 5 điểm theo đường chéo góc trong mỗi chậu. Mẫu đất phải được phơi khô trong không khí, nhặt sạch hết rễ cây và nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp cho các chỉ tiêu cần phân tích.

Xác định độ ẩm của đất: theo phương pháp của Phạm Thị Ánh Hồng (2004). Xác định pH (Phạm Thị Ánh Hồng, 2004).

Mẫu được ngâm trong nước cất theo tỷ lệ 1:5 (g/ml).

Dầm kỹ mẫu bằng đũa thủy tinh và dùng máy khuấy trong 15 phút sau đó để yên khoảng 1 giờ. Sau đó lọc bằng giấy lọc. Dung dịch lọc thu được dùng để xác định pH bằng máy đo pH với điện cực thủy tinh Precisa (Thụy Sỹ).

Phương pháp phân lập các nhóm vi sinh vật đất (Nguyễn Lân Dũng, 1972)

Môi trường sử dụng cho phân lập các nhóm vi sinh vật: Môi trường MPA (thạch thịt peptone): phân lập vi khuẩn tổng số; Môi trường Zapek - dok: phân lập nấm sợi; Môi trường Gause: phân lập xạ khuẩn; Môi trường phân lập vi khuẩn phân giải cellulose (CMC: 10 g; (NH4)SO4: 1 g; K2HPO4: 1 g; MgSO4.7H2O: 0,5 g; NaCl: 0,001 g; agar: 20 g); Môi trường

phân giải phosphate khó tan: (Nước: 1 L; Glucose: 10 g; MgCl2.6H2O: 5 g; Ca3(PO4)2: 5 g; MgSO4: 0,25 g; KCl: 0,2 g ; (NH4)2SO4: 0,1 g); Môi trường Ashby: phân lập vi sinh vật sinh màng nhầy polysaccharide (Glucose: 10 g; CaSO4.2H2O: 0,1 g; K2HPO4: 0,2 g; MgSO4.7H2O: 0,2 g; NaCl: 0,2 g; CaCO3: 5 g; nước: 1 L; agar: 20 g).

Các mẫu đất lấy theo phương pháp điểm vào ngày nắng. Phân lập các nhóm vi sinh vật chủ yếu trong các mẫu đất bằng phương pháp pha loãng trên môi trường chọn lọc.

- Xác định số lượng vi sinh vật theo phương pháp pha loãng tới hạn trên môi trường định hướng chọn lọc.

- Hoạt tính phân giải cellulose theo phương pháp khuyếch tán trên thạch và đo vòng phân giải trên đĩa thạch.

- Xác định tính đa dạng của vi sinh vật bằng phương pháp hình thái, sinh lý sinh hoá. - Xác định thành phần vi khuẩn theo khoá phân loại của Bergey (1974), phân loại nấm men của Yarrow (1998), phân loại nấm mốc của Bernett và Hunter (1995), phân loại nấm men sinh màng nhày lipomyces của Babieva (1987).

Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của cây lạc dại đến sinh trưởng phát triển, năng suất của cây hồ tiêu cũng như độ ẩm đất và vi sinh vật đất gồm 2 công thức: Đối chứng: Không trồng cây lạc dại; Mô hình: Trồng cây lạc dại. Thí nghiệm được bố trí trên vườn hồ tiêu 5 năm tuổi, giống Vĩnh Linh tại Cam Nghĩa, Cam Lộ, Quảng Trị. Thời gian từ tháng 10/2012. Sử dụng họm lạc dại 3 đốt và trồng với mật độ 10×15 cm.

Theo dõi các chỉ tiêu chiều cao thân chính, các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất, độ ẩm đất và vi sinh vật đất.

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 31 - 32)