Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, phân tích chuỗi cung, và mối liên kết giữa người bá n-

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 43 - 157)

-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tiêu được trồng ở hầu hết các huyện của tỉnh Quảng Trị trong đó tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ với tổng diện tích chiếm 81,5% tổng diện tích tiêu toàn tỉnh. Do vậy, nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở vùng này. Hai huyện được chọn làm điểm nghiên cứu là huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ. Đây là hai huyện có diện tích tiêu vượt trội so với Gio Linh.

Hai xã Vĩnh Tân và xã Vĩnh Hiền thuộc huyện Vĩnh Linh và xã Cam Chính và Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ đã được chọn do có diện tích trồng tiêu tương đối lớn, có các vườn tiêu ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo hàng năm của UBND xã về sản xuất nông nghiệp và số liệu thông kê của 2 huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ. Ngoài ra, tư liệu từ các nghiên cứu trong quá khứ về việc trồng tiêu trên địa bàn hai huyện cũng được sử dụng trong nghiên cứu này.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: + Phỏng vấn hộ:

• Đới với mảng hiệu quả kinh tế và chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu, chúng tôi tiến hành lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp 120 hộ (xã Vĩnh Hiền: 30 hộ, xã Vĩnh Tân: 30 hộ, xã Cam Chính: 30 hộ, và Cam Nghĩa: 30 hộ). Đề tài điều tra 14 hộ thu mua tiêu bao gồm cả các đại lý (thu gom lớn) và các thu gom nhỏ.

• Đối với mảng liên kết giữa người bán - người mua, mẫu nghiên cứu gồm 73 hộ trồng tiêu được lấy ngẫu nhiên. Cụ thể, đã có tham gia vào nghiên cứu này trong đó 35 hộ đến từ huyện Vĩnh Linh và 38 hộ đến từ huyện Cam Lộ. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã tiếp cận với 10 hộ thu mua tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để thu thập thông tin về mối liên kết giữa họ và người trồng tiêu.Bảng hỏi khảo sát được thiết kế với việc sử dụng thang đo Likert để đo lường chất lượng của mối liên kết giữa người trồng tiêu và người thu mua. Bằng việc cho điểm từ 1 đến 5 cho các câu phát biểu về các yếu tố tạo nên chất lượng liên kết, người trồng tiêu sẽ bộc lộ quan điểm của họ về mối liên kết hiện tại với người thu mua.

+ Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn cán bộ phụ trách nông nghiệp xã, huyện; cán bộ phụ trách kỹ thuật về trồng và chăm sóc hồ tiêu, cán bộ khuyến nông và những người trồng tiêu có thâm niên tại địa phương về tình hình sản xuất và khuyến nông liên quan đến cây hồ tiêu, về lịch sử hình thành cũng như những thay đổi trong lịch sử mối liên kết giữa người trồng tiêu trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê mô tả: các phương pháp phân tích số tương đối, tuyệt đối, bình quân, cơ cấu được sử dụng để phân tích theo các mục tiêu của đề tài.

- Phương pháp phân tích hiệu quả đầu tư:

Cây tiêu là cây lâu năm nên các chỉ tiêu kinh tế về đầu tư dài hạn là phù hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế. Phương pháp hoạch toán kinh tế hay còn gọi là phân tích đầu tư sẽ được sử dụng để xác định các chỉ tiêu sau:

Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net present value): chỉ tiêu này đánh giá lợi nhuận thuần

cây tiêu mang lại sau khi đã trừ đi toàn hộ các khoản chi phí và có tính đến giá trị thời gian của tiền thông qua sử dụng hệ số chiết khấu.

NPV = ∑ = + n i r i Bi 0 (1 ) - ∑ = + n i r i Ci 0 (1 ) Trong đó: + Bi: Khoản thu của năm i.

+ Ci: Khoản chi phí của năm i. + n: thời gian đầu tư (năm) + r: Tỷ suất chiết khấu (%/năm)

Nếu NPV ≥ 0, đầu tư có lời về mặt tài chính và nên thực hiện. Ngược lại nếu NPV < 0 thì đầu tư này không nên thực hiện.

Tỷ suất nội hoàn (IRR – Internal Rate of Reture): chỉ tiêu này cho biết mức lãi suất

mà đầu tư có thể đạt được. IRR = r1 + (r2 - r1) 2 1 1 NPV NPV NPV + Trong đó: + r2 > r1 và r2 - r1 ≤ 5%

+ NPV1 > 0 gần tiến tới 0, NPV2< 0 gần tiến tới 0

Đầu tư được đánh giá là có hiệu quả khi IRR (được tính theo %) lớn hơn mức lãi suất quy định.

- Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Mô hình lý thuyết

Hồi quy phân vị thực chất là chuyển hàm phân bố có điều kiện sang hàm phân vị có điều kiện bằng cách cắt nó ra thành những đoạn (tập hợp con) nhỏ. Các đoạn nhỏ này mô tả phân bố cộng dồn của biến phụ thuộc có điều kiện Y biết trước các biến giải thích của nó là xi có sử dụng các phân vị được định nghĩa bằng phương trình 4.

Đối với biến phụ thuộc Y biết trước các biến giải thích X=x của nó và biết trước xác suất xuất hiện bằng τ, 0<τ<1, hàm phân vị có điều kiện được định nghĩa là phân vị bậc τ, QY | X(τ| x), của hàm phân bố có điều kiện FY | X(y| x). Để ước lượng vị trí của hàm phân bố có điều kiện, trung vị có điều kiện, QY|X(0,5| x), có thể được sử dụng làm một phương án khác của giá trị trung bình có điều kiện (Lee, 2005).

Ta có thể minh họa hồi quy phân vị khi so sánh nó với phương pháp bình phương tối thiểu. Trong phương pháp bình phương tối thiểu, mô hình hoá hàm phân bố có điều kiện của mẫu ngẫu nhiên (y1,...,yn) có hàm tham số μ(xi,β), trong đó xi là các biến độc lập, β là ước lượng tương ứng và μ là giá trị trung bình có điều kiện, ta có bài toán cực tiểu hóa sau đây:

) 1 ( )) , ( ( min 1 2 ∑ = ∈ ni i i R y µ x β β

Theo cách ấy ta nhận được hàm kỳ vọng có điều kiện E[Y| xi]. Bây giờ bằng cách tương tự ta có thể tiến hành tương tự trong hồi quy phân vị. Đặc trưng chính bây giờ là hàm

ρτ, một hàm được coi như là hàm kiểm tra.

ρτ(x) = τ*x nếu x >0 (2) (τ-1)*x nếu x<0

1. Tất cả các ρτ đều dương (>0) 2. Đơn vị đo phù hợp với xác suất τ

Hàm số với hai thành phần bổ trợ như vậy phải được đưa ra nếu đề cập tới khoảng cách L1, có thể trở thành âm (<0).

Trong hồi quy phân vị, ta cực tiểu hóa hàm sau:

) 3 ( )) , ( ( min 1 ∑ = ∈ ni i i R ρτ y ε x β β

Ở đây, trái ngược với phương pháp bình phương tối thiểu, cực tiểu hóa được tiến hành cho từng tập con được định nghĩa bởi ρτ, trong đó ước lượng của hàm phân vị bậc τ đạt được với hàm thông số ε(xi, β) (Koenker và Hallock ,2001).

- Phương pháp phân tích chuỗi cung: Trong khuôn khổ của chuyên đề, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận phân tích ngành hàng. Quá trình phân tích chuỗi cung có bốn giai đoạn chính:

+ Sơ đồ hóa chuỗi cung: Sơ đồ này phải thể hiện 2 nội dung cơ bản: (1) những tác nhân tham gia trong chuỗi từ khâu sản xuất, đến phân phối, tiếp thị và bán sản phẩm); (2) đặc điểm của các tác nhân, cơ cấu lợi nhuận – chi phí, đặc điểm công việc, dòng hàng hóa (số lượng, chất lượng), và dòng thông tin.

+ Xác định mức phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi. Giai đoạn này gồm 3 nội dung chính: (1) phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận sản phẩm khi nó được phân phối qua tay các tác nhân trong chuỗi; (2) xác định tác nhân được lợi từ việc tham gia vào chuỗi; (3) xác định những tác nhân có thể nhận được lợi ích từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất.

+ Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi. Quá trình nâng cấp này thể hiện việc cải tiến chất lượng và thiết kế sản phẩm hoặc đa dạng hóa sản phẩm. Từ những thay đổi này thì xác định thay đổi về lợi nhuận và những ràng buộc mới. Ngoài ra các vấn đề về quản trị, các quy định, rào cản gia nhập, các tiêu chuẩn gắn liền với sự thay đổi này.

+ Quản lý trong chuỗi cung. Khía cạnh này tập trung vào 2 mảng chính: (1) cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế điều phối giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; (2) phân tích các chính sách nhằm nâng cấp hoạt động chuỗi, nâng cao gia trị gia tăng tạo ra trong chuỗi (Trần Tiến Khai, 2011).

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Phương pháp xử lý thông tin: Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích là phân tích định tính và phân tích định lượng. Số liệu định tính sẽ được phân tích, đánh giá. Số liệu định lượng được mã hóa, nhập và xử lý thống kê mô tả bằng các phép tính.

1.7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Giải pháp kỹ thuật trong trồng trọt và bảo vệ thực vật

1.1. Điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng canh tác, sản xuất hồ tiêu, thu hoạch, bảo quản và chế biến hồ tiêu và tiêu thụ hồ tiêu;

hình sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu.

1.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh hại chính trên cây hồ tiêu (Bệnh chết nhanh, tuyến trùng).

2. Giải pháp kinh tế kỹ thuật sau thu hoạch, bảo quản và chế biến

2.1. Nghiên cứu và xây dựng phương pháp thu hoạch, phơi sấy, phân loại và bảo quản;

2.2. Nghiên cứu và xây dựng phương pháp chế biến tiêu đen và tiêu sọ; 3. Giải pháp kinh tế

3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu + Phân tích hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu + Phân tích ma trận SWOT trong sản xuất hồ tiêu

3.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ và chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu + Đánh giá thực trạng tiêu thụ

+ Phân tích sự thay đổi giá trị sản phẩm (giá cả và chất lượng) khi chạy trong chuỗi và xác định phân chia lợi nhuận giữa các mắt xích

3.3. Phân tích liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu

+ Đánh giá thực trạng liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi cung từ khâu sản xuất đến tiêu thụ

PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Điều tra hiện trạng canh tác, thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ hồ tiêu 2.1.1. Thực trạng trồng và chăm sóc cây tiêu của các nông hộ khảo sát

Hồ tiêu là cây kinh tế vườn chủ lực và không thể thay thế của nông hộ. Kết quả điều tra cho thấy hiện nay ở Quảng Trị 100% các hộ trồng giống tiêu Vĩnh Linh, chủ yếu tiêu được trồng ở vườn nhà hoặc vườn đồi. Tỷ lệ trồng xen trong vườn tiêu thấp. Tại Vĩnh Linh chỉ có 6,7% hộ có trồng xen, Cam Lộ có 24,1% hộ có trồng xen. Các loại trồng xen như khoai môn, rau màu, nghệ, các loại khác như đậu, bắp, ớt, dứa, cỏ voi.

+ Giống trồng

Qua khảo sát cho thấy, giống tiêu Vĩnh Linh là giống được sử dụng rất phổ biến tại Quảng Trị. Về công tác chuẩn bị giống, việc xử lý hom giống trước khi trồng chỉ có 33,3% số hộ. Tuy nhiên tỷ lệ sống của cây hồ tiêu đạt sau trồng kể cả các hộ có xử lý và không xử lý hom đều cao, đạt 90,4 - 100%. Cách xử lý giống thông thường được các hộ áp dụng đó là ngâm giống (tiêu lươn) khoảng 30 phút trong dung dịch NAA nồng độ 500 - 1.000 ppm nhằm kích thích rễ phát triển.

+ Choái trồng

Choái được sử dụng để trồng tiêu được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Choái trồng tiêu Huyện Tỉ lệ hộ trồng choái mức (%) Tỉ lệ hộ trồng choái vông (%) Tỉ lệ hộ trồng choái mít (%) Vĩnh Linh 100 0 81,3 Cam Lộ 100 60 63,3 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2012)

Mức vẫn là cây làm choái trồng tiêu chủ đạo của các vườn tiêu tại Quảng Trị. 100% hộ trồng tiêu đều có sử dụng choái mức. Ngoài ra tại Vĩnh Linh, các hộ còn dùng choái mít để trồng tiêu (81,3%). Cây vông không được sử dụng làm choái. Trong khi đó tại Cam Lộ, người dân sử dụng cả 3 loại choái mức, mít và vông.

+ Vị trí trồng

Khi vườn tiêu bị ứ đọng nước, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh và lây lan nhanh chóng. Tại Quảng Trị, hơn 80% các hộ trồng tiêu ở vị trí thoát nước tốt, < 20% số hộ trồng tiêu ở vị trí ít thoát nước. Còn lại ở những vùng ngập úng, các hộ không trồng tiêu.

+ Bón phân

Cây hồ tiêu khá mẫn cảm với phân bón và có nhu cầu phân bón cao, khi được bón phân đầy đủ, cân đối thì năng suất sẽ gia tăng rõ rệt và thời gian kinh tế của nó sẽ kéo dài. Tại Vĩnh Linh, 100% các hộ gia đình chỉ bón phân 1 lần sau thu hoạch tiêu. Còn tại Cam Lộ, đầu

tư thâm canh tiêu trong bón phân khác nhau rất nhiều. Có 58,5% hộ bón phân 1 lần/năm. 27,6% hộ bón 2 lần/ năm. Còn lại các hộ 2-3 năm mới bón phân có 1 lần.

+ Tưới nước

Tại Quảng Trị, 100% hộ có tưới nước cho vườn tiêu, tuy nhiên không tưới thường xuyên mà chỉ tưới cho tiêu giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm đầu). Số lần tưới bình quân 20 lần /năm.

Đa số các vườn tiêu đều cho thu hoạch. Số vườn tiêu chưa thu hoạch chủ yếu là do phá vườn cũ trồng mới, tỷ lệ hộ này chiếm rất ít Vĩnh Linh có 16,7 %, Cam Lộ có 6,7 % chưa cho thu hoạch. Diện tích, mật độ, sản lượng và năng suất tiêu năm 2012 được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng tiêu

Huyện Diện tích tiêu (sào/hộ) Diện tích (sào)/vườn tiêu Mật độ cây/sào Tổng sản lượng (kg)/năm/vườn Năng suất (kg/sào) Vĩnh Linh 3,30 2,35 72,8 171,0 52,5 Cam Lộ 4,35 4,20 74,64 214,64 57,46 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2012)

Bảng 2.2 cho thấy diện tích trồng tiêu của các hộ gia đình tại Cam Lộ bình quân là 4,35 sào, lớn hơn diện tích trồng tiêu của các hộ tại Vĩnh Linh (chỉ 3,3 sào) và diện tích của từng vườn ở Cam Lộ cũng nhiều hơn. Ở Cam Lộ đa số các hộ chỉ có 1 vườn tiêu. Tại Vĩnh Linh số hộ có 2 vườn tiêu nhiều, có hộ còn có 3 vườn, nhưng diện tích nhỏ hơn diện tích vườn tại Cam Lộ.

+ Tình hình sâu bệnh hại

Tình hình một số sâu bệnh hại chủ yếu tại các vùng trồng tiêu trọng điểm tại Quảng Trị được thể hiện ở bảng 2.3

Bảng 2.3. Sâu bệnh hại chủ yếu trên cây tiêu tại Quảng Trị

Loại sâu bệnh Tỷ lệ hộ có cây bị nhiễm bệnh (%)

Số cây bị hại/vườn Tỷ lệ cây bị hại/tổng cây (%)

Cam Lộ Vĩnh Linh Cam Lộ Vĩnh Linh Cam Lộ Vĩnh Linh

Chết nhanh 31,0 96,7 20,0 51,8 8,4 29.3

Chết chậm 34,5 20,0 27,5 33,3 8,8 12,6

Tuyến trùng 10,3 6,7 24,7 13,0 7,6 11,7

Rệp sáp 41,4 21,6 2,9

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2012)

Các loài sâu bệnh hại chủ yếu đó là bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng và rệp sáp. Trong đó bệnh chết nhanh và chết chậm và tuyến trùng gây hại nghiêm trọng tại các xã thuộc huyện Vĩnh Linh. Có đến 96,7% hộ gia đình có tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, gây chết gần 29,3 % số cây trong vườn (trung bình gần 52 cây). Tỷ lệ cây bị chết do bệnh chết chậm và tuyến trùng tại Vĩnh Linh lần lượt là 12,6% và 11,7% số cây trong vườn. Rệp sáp không gây hại tại Vĩnh Linh. Tại Cam Lộ, cây tiêu bị rệp sáp chiếm tỷ lệ cao, làm ảnh hưởng

đến sự phát triển của cây tiêu. Có 41,4 % vườn tiêu bị rệp ráp, cây chết 2,9% tổng cây trong vườn. Các bệnh chết nhanh, chết chậm cũng trên 30%, gây chết cây trên 8% tổng cây trong vườn đối với mỗi loại bệnh. Tuyến trùng có tỷ lệ hộ bị hại thấp, 10,3%, tuy nhiên cũng đã gây

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 43 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w